090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Không tố giác tội phạm là gì? Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm như thế nào? Ý nghĩa của việc tố giác tội phạm? Các trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm? Phân biệt tội không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm? Hãy cùng xem bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

Tội không tố giác tội phạm là gì?

Không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều 389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.

Tội không tố giác tội phạm là người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tội không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm

Hành vi không tố giác tội phạm có một số đặc điểm sau:

– Luôn được thực hiện dưới hình thức “không hành động phạm tội”;

– Có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc);

– Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.

Các yếu tố cấu thành tội phạm tội không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Yếu tố cấu thành tội phạm này như sau:

Mặt khách quan

Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.

Khách thể

Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự trừ ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Ý nghĩa của việc tố giác tội phạm

Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, thông tin về hoạt động của tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở đề ra các kế hoạch, chương trình, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; đồng thời là cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra, làm rõ tính hiện thực khách quan của vụ án hình sự.

Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm

Không phải mọi trường hợp không tố giác tội phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự Việt Nam quy định về việc không tố giác các loại tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 389 BLHS 2015 và không thuộc các trường hợp về chủ thể được quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 BLHS thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 390 BLHS 2015).

Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Việt Nam còn quy định trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại tội thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (khoản 2 Điều 390 BLHS 2015). Đây là quy định nhằm khuyến khích người dân phối hợp với cơ quan nhà nước hạn chế hậu quả cũng như khuyên người phạm tội ra đầu thú, tự thú, góp phần trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của đất nước.

Phân biệt “không tố giác tội phạm” và “che giấu tội phạm”

Giống nhau:

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là hành vi xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. Chủ thể thực hiện hành vi này đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.

Khác nhau:

Tiêu chí Che giấu tội phạm Không tố giác tội phạm
Cơ sở pháp lý Điều 18, Điều 389 BLHS Điều 19, Điều 390 BLHS
Thời điểm phạm tội Sau khi biết hành vi phạm tội đã được thực hiện Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp, đang và đã xảy ra)
Hành vi cụ thể Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm. Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.
Nhận thức của người thực hiện hành vi Không biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội. Biết rõ hành vi tội phạm sẽ, đã và đang diễn ra nhưng vẫn giữ im lặng

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về tội không tố giác tội phạm. Nếu trong quá trình tham khảo thông tin còn những thắc mắc khác, quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00