090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Che giấu tội phạm là gì? Khung hình phạt về tội che giấu tội phạm

Che giấu tội phạm là gì? Đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm trong bộ Luật Hình sự là gì? Khung hình phạt tội che giấu tội phạm trong Bộ luật Tố tụng Hình sự? Khung hình phạt tội che giấu tội phạm trong Bô luật Tố tụng Hình sự như thế nào? Bố mẹ che giấu tội cho con thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể các câu hỏi này trong bài viết sau đây.

Che giấu tội phạm là gì ?

Che giấu tội phạm là khi một hay nhiều người cùng thực hiện các hành vi với mục đích che đậy, giấu giếm, tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm có thể lẩn trốn cơ quan chức năng và gây khó khăn cho việc phát hiện, tìm kiếm điều tra tội phạm.

Che giấu tội phạm là gì?
Che giấu tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm của tội che giấu tội phạm

Về mặt khách quan

Người phạm tội không hứa hẹn trước nhưng có thực hiện các hành vi:

– Che giấu người phạm tội: chứa chấp, giúp đỡ người phạm tội lẩn trốn, tạo điều kiện cho người phạm tội ẩn nấp;

– Giúp người phạm tội xóa giấu vết, tang vật;

– Có hành vi khác cản trở việc điều tra, phát hiện và xử lý người phạm tội của cơ quan điều tra.

Về mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi che giấu tội phạm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, biết rõ người đó là tội phạm nhưng vẫn che giấu, tiếp tay cho người phạm tội lẩn trốn, gây cản trở cho việc điều tra.

Chủ thể

Người thực hiện các hành vi che giấu tội phạm khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực hành vi thì phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên nếu chủ thể là những người thân thích được quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội không phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác.

Đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm trong bộ Luật hình sự

Đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm là không có sự hứa hẹn trước với tội phạm về việc che giấu. Hành vi che giấu tội phạm xuất hiện sau khi tội phạm đã thực hiện xong hành vi phạm tội của mình.

Chủ thể của hành vi này cũng được miễn trừ trách nhiệm hình sự khi có quan hệ thân thích với người phạm tội như: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Chỉ trừ trong trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác.

>> Xem thêm: Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Khung hình phạt tội che giấu tội phạm trong Bộ luật Tố tụng Hình sự

Tùy vào mức độ hành vi và mức độ nguy hiểm cho xã hội, tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự quy định chi tiết như sau:

Điều 389. Tội che giấu tội phạm

Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);

c) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);

d) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

đ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);

e) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);

g) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);

h) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);

i) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);

k) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);

l) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Theo đó, Điều này quy định có 02 khung hình phạt cho tội che giấu tội phạm. Người phạm tội nếu che giấu các tội phạm thuộc các tội quy định ở khoản 1 thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có hành vi khác bao che thì phải chịu hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Bố mẹ che giấu tội cho con thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Nếu người con không phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác thì hành vi che giấu tội phạm của cha mẹ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, theo căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự quy định.

“2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Trên đây là nội dung tư vấn giải đáp của chúng tôi về tội che giấu tội phạm. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00