090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

“Chăn dắt” trẻ em và người già đi ăn xin bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, rất dễ để nhìn thấy những đứa trẻ lang thang, người già, người khuyết tật, khiếm thị ăn xin trên đường. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này thường không phải sống lang thang, cơ nhỡ mà bị người khác, thậm chí là chính cha mẹ, con cháu của mình “chăn dắt” bắt ép phải đi ăn xin. Hành vi chăn dắt trẻ em và người già đi ăn xin bị xử phạt như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Mục đích của việc “chăn dắt” trẻ em, người già đi ăn xin là gì?

Các đối tượng bị bắt đi ăn xin có đủ mọi lý do, mọi hoàn cảnh. Các đối tượng này thường bi bắt phải “diễn” rất thương tâm, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để từ đó chạm đến lòng thương, lòng trắc ẩn của người khác nhằm xin tiền đem về cho những người “chăn dắt”.

Chăn dắt trẻ em và người già đi ăn xin bị xử phạt như thế nào?
Chăn dắt trẻ em và người già đi ăn xin bị xử phạt như thế nào?

Hành vi “chăn dắt” ăn xin bị xử lý như thế nào?

Hành vi chăn dắt, lợi dụng và ép buộc người ăn xin, người bán hàng rong là trẻ em, người già yếu là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016, Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009.

Nếu xác định được đối tượng chăn dắt đối xử tàn ác với người lệ thuộc; hành vi bắt, ép buộc người già, trẻ em đi ăn xin, làm công việc nặng nhọc, độc hại; đánh đập, gây thương tích hoặc đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình nếu nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình … thì có thể xử lý hình sự về tội phạm được quy định tại nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như Tội hành hạ người khác; Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, cụ thể như sau:

“Điều 140: Tội hành hạ người khác

Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.”

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về hành vi “chăn dắt” trẻ em và người già đi ăn xin. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00