090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn như thế nào?

Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn là gì? Đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung không? Các trường hợp tài sản chung không được chia khi ly hôn như thế nào? Có rất nhiều thắc mắc liên quan tới việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp chi tiết và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn là gì?

Khi tiến hành thủ tục ly hôn, có nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề ly hôn thuận tình hay đơn phương, phân chia tài sản chung riêng, ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái, ai là người có trách nhiệm cấp dưỡng,… Nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ suy xét và ra quyết định đối với các tranh chấp khi ly hôn, trong đó có tranh chấp về tài sản chung.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn
Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn

Khi giải quyết chia tài sản chung Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để phân chia nhưng sẽ ưu tiên xem xét để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp đối với vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tại Điều 59 luật Hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản sau hôn nhân của vợ chồng như sau:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Khi có quyết đinh, bản án ly hôn của Tòa thì sẽ xảy ra những trường hợp như: tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của người đó, tài sản chung sẽ theo nguyên tắc chia đôi, có xét đến các yếu tố khác theo luật định, trường hợp tài sản chung, riêng trộn lẫn hay sáp nhập mà không thể phân chia theo phần thì hai bên có thể thỏa thuận về giá trị tài sản, một người nhận hiện vật và thanh toán phần chênh lệch giá trị tài sản cho người kia.

Trong trường hợp muốn chứng minh là tài sản riêng của vợ, chồng thì phải nộp đủ những giấy tờ, tài liệu để Tòa án căn cứ, xác định là tài sản riêng. Nếu không có đủ căn cứ để xác định tài sản riêng thì sẽ được tính là tài sản chung vợ chồng. Tài sản riêng đã thỏa thuận sáp nhập vào khối tài sản chung thì khi ly hôn không được tách ra lại.

Để được tư vấn thêm về việc chia tài sản khi ly hôn, hãy liên hệ ngay Luật sư ly hôn giỏi tại TPHCM nhé. Đội ngũ luật sư tại Luật Nguyễn Hưng với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp các vụ việc về ly hôn tại TPHCM và các tỉnh thành. Luôn làm việc có “Tâm” với nghề, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Các trường hợp tài sản chung không được chia khi ly hôn

Tài sản chung sẽ được chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc nguyên tắc luật định.

Những tài sản không được chia khi ly hôn là những tài sản đã được thỏa thuận là không phân chia, cụ thể như trường hợp tài sản là tài sản chung nhưng vợ, chồng đã tự thỏa thuận không phân chia thì Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận đó.

Trường hợp vợ, chồng không có tài sản chung, chỉ có tài sản riêng thì phần tài sản của ai sẽ thuộc sự quản lý của người đó mà không bị buộc phải phân chia. Tài sản riêng có thể là hiện vật cũng có thể là những tài sản về sở hữu trí tuệ,…

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn

Đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung không?

Tại Điều 56 luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn). Theo đó, việc đơn phương ly hôn là quyền của vợ hoặc chồng khi nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được, một bên không đồng ý ly hôn hay hai bên chưa thống nhất được các vấn đề về tài sản chung, nợ chung, con chung… Đơn phương ly hôn không làm mất quyền yêu cầu phân chia tài sản của vợ, chồng. Do đó, vợ, chồng vẫn có quyền được yêu cầu Tòa án phân chia khối tài sản chung mà hai bên đã cùng nhau tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Tài sản sau hôn nhân nhưng chỉ một người đúng tên thì được xử lý như thế nào?

Những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, trừ những tài sản được thỏa thuận xác lập là tài sản riêng, tài sản thừa kế,…

Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định rõ về vấn đề tài sản sau hôn nhân. Việc tài sản đứng tên một hay hai người không phải là căn cứ để xác định tài sản chung hay riêng. Để xác định tài sản riêng thì phải có căn cứ chứng minh tài sản có trước hôn nhân, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc những tài sản mà vợ chồng phân chia trong thời kỳ hôn nhân.

Do vậy, việc tài sản đứng tên một người nhưng không chứng minh được là tài sản riêng thì vẫn là tài sản chung của vợ, chồng.

Trên đây là những thắc mắc của rất nhiều đọc giả được Luật Nguyễn Hưng tổng hợp và giải đáp. Hy vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích dành cho mọi người. Mọi thắc mắc các vấn đề liên quan tới pháp luật, các bạn hãy gửi yêu cầu về hòm thư vplsnguyenhung@gmail.com để được giải đáp miễn phí.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00