090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Đào ngũ là gì? Tội đào ngũ bị xử phạt như thế nào?

Đào ngũ là gì? Tội đào ngũ được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội phạm tội đào ngũ? Mức xử phạt đối với tội đào ngũ như thế nào? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đào ngũ là gì?

Theo khoản 1 Điều 402 Bộ luật Hình sự, đào ngũ được xem là hành vi người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Tội đào ngũ bị xử phạt như thế nào?
Tội đào ngũ bị xử phạt như thế nào?

Tội đào ngũ theo quy định như thế nào của Bộ luật hình sự?

Tội đào ngũ được quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 402. Tội đào ngũ

Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Các yếu tố cấu thành tội đào ngũ

Các yếu tố cấu thành của tội đào ngũ là:

Khách thể

Tội đào ngũ trực tiếp xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự của hạ sỹ quan, binh sỹ, chế độ của phục vụ của quân nhân tại ngũ là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội; làm giảm sức chiến đấu của Quân đội; ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong Quân đội.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của Tội đào ngũ được thể hiện ở hành vi rời bỏ đơn vị không có ý định trở lại nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đào ngũ có thể được thực hiện bằng việc quân nhân tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép (hành động) hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép để nhận nhiệm vụ (không hành động).

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm đào ngũ là quân nhân tại ngũ (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và binh sỹ) đang trong thời gian phục vụ Quân đội.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức là họ nhận thức rõ hành vi đào ngũ của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi do mình thực hiện nhưng mong muốn hậu quả xảy ra. Người cố ý đào ngũ rõ ràng thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra đó là Quân đội mất đi sự phục vụ của họ thông qua chức trách, nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Đối với tội đào ngũ, mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong quân đội là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội phạm đào ngũ.

>> Xem thêm: Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được sử dụng trong trường hợp nào?

Mức xử phạt hành chính đối với tội danh đào ngũ

Trước đây pháp luật có quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi đào ngũ tại Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Tuy nhiên, Điều này đã bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/07/2022.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tội đào ngũ. Nếu trong quá trình tham khảo thông tin còn những thắc mắc về pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00