090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Giành quyền nuôi con sau ly hôn cần những điều kiện gì?

Giành quyền nuôi con sau ly hôn là việc được các cặp vợ chồng rất quan tâm trong quá trình làm thủ tục ly hôn. Bài viết này của Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn. Chia sẻ về kinh nghiệm giành quyền nuôi con và các điều kiện cần thiết.

Giành quyền nuôi con sau ly hôn
Giành quyền nuôi con sau ly hôn

Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, vấn đề được quan tâm nhất là việc ai được trực tiếp nuôi dưỡng con cái, ai là người cấp dưỡng và quyền, nghĩa vụ của các bên như thế nào đối với con cái.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các Điều 81, 82, 83 và 84 của Luật Hôn nhân và gia đình. Cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy tại Điều 81 luật này quy định cụ thể như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề giành quyền nuôi cả 2 con sau ly hôn? Hãy thuê luật sư ly hôn tư vấn về vấn đề giành quyền nuôi con uy tín chuyên nghiệp tại Luật Nguyễn Hưng.

Điều kiện giành quyền nuôi con là gì?

Điều kiện về vật chất

Điều kiện vật chất bao gồm những chi phí phát sinh trong sinh hoạt hằng ngày như: Tiền ăn, chỗ ở, điều kiện sinh hoạt học tập,…

Người nào muốn giành quyền nuôi con thì phải đảm bảo được điều kiện về tài chính hơn người kia, đảm bảo được mức thu nhập ổn định, nơi cư trú cũng phải đảm bảo cho việc phát triển, học tập vui chơi của  con. Vấn đề tài chính luôn được xem xét một cách ưu tiên vì việc nuôi dưỡng dạy dỗ con cái luôn cần nguồn tài chính vững chắc.

Cha mẹ cần cung cấp cho Tòa án những giấy tờ chứng minh nguồn tài chính của mình như: Hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản là bất động sản hay động sản, những thu nhập khác,….

Điều kiện về tinh thần

Ngoài điều kiện về vật chất, cha mẹ cũng phải chứng minh mình đáp ứng được các điều kiện về tinh thần, các yếu tố được xem xét đến như: Thời gian giành cho con cái, chăm sóc, dạy dỗ, quan tâm, tạo điều kiện cho con được vui chơi giải trí, hình thành nhân cách đạo đức tốt, tâm lý phát triển ổn định, trình độ học vấn của con được đảm bảo,….

Cha mẹ có thể chứng minh điều kiện này qua lối sống hằng ngày, những hành vi tình cảm yêu thương thể hiện với con cái.

Xem thêm: Sau khi ly hôn có được đổi họ cho con sang họ mẹ không?

Thu nhập tối thiểu bao nhiêu tiền một tháng thì mới đủ điều kiện giành quyền nuôi con?

Luật không quy định thu nhập tối thiểu bao nhiêu tiền một tháng thì mới đủ điều kiện giành quyền nuôi con, nhưng thu nhập phải đủ để đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cơ bản cho con, con cái phải được hưởng những quyền lợi tốt và phát triển về mọi mặt.

Con dưới 3 tuổi thì cha có được giành quyền nuôi con không?

Trường hợp cả vợ và chồng đều đủ điều kiện về vật chất và tinh thần

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và hình thành nhân cách của trẻ. Người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng, đứa trẻ còn quá nhỏ để tách khỏi người mẹ Vì vậy trong trường hợp này, luật pháp ưu tiên dành quyền nuôi con cho người mẹ để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho con.

Tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nếu người mẹ đủ điều kiện về vật chất và tinh thần thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Trường hợp vợ không đáp ứng đủ điều kiện về vật chất và tinh thần

Cũng tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ không được ưu tiên giao quyền trực tiếp nuôi con, lúc này người cha có thể yêu cầu giành quyền trực tiếp nuôi con.

Giành quyền nuôi cả 02 con khi ly hôn được không?

Tòa án khuyến khích các bên tự thỏa thuận khi giải quyết ly hôn, trong trường hợp không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện về vật chất, tinh thần để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con.

Có trường hợp quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái được dựa trên độ tuổi của con, ví dụ như con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được ở với cha hay với mẹ.

Tóm lại, cha mẹ khi ly hôn đều có quyền yêu cầu trực tiếp nuôi dưỡng con cái, pháp luật không quy định về số lượng, cha mẹ muốn giành quyền nuôi con cần chứng minh điều kiện vật chất và đảm bảo điều kiện tinh thần cho con, Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con dựa trên luật và những gì các bên chứng minh.

Kinh nghiệm giành quyền nuôi con sau ly hôn
Kinh nghiệm giành quyền nuôi con sau ly hôn

Kinh nghiệm giành quyền nuôi con cực hiệu quả

Bằng chứng lợi thế trước tòa cho thấy đối phương có lỗi trong việc ly hôn

Để giành quyền nuôi con, cha mẹ cần đưa ra những bằng chứng chứng minh mình có đủ điều kiện để nuôi con. Bên cạnh đó, cũng có thể cung cấp thêm chứng cứ chứng minh người kia không đủ điều kiện để nuôi dạy con cái như: có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình, không thực hiện tốt nghĩa vụ của người chồng/ người vợ, vi phạm đạo đức dẫn đến việc phải chấm dứt hôn nhân.

Con cái cần được giáo dục và phát triển trong môi trường tốt, bởi những người có phẩm chất đạo đức tốt nên việc cung cấp các bằng chứng chứng minh người kia có lỗi dẫn đến việc chấm dứt hôn nhân rất quan trọng, góp phần ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa án.

Chứng minh được thu nhập đảm bảo nuôi con và đảm bảo thời gian quan tâm chăm sóc con.

Điều kiện vật chất là một trong những yếu tố để Tòa án xem xét ra quyết định về quyền trực tiếp nuôi con. Pháp luật không quy định cụ thể mức thu nhập nhưng muốn giành quyền nuôi con phải đảm bảo được cho con những nhu cầu tối thiểu, cơ bản cho sự phát triển của con hoặc phải chứng minh mình có điều kiện vật chất hơn người kia.

Bên cạnh vấn đề tài chính, cha mẹ cũng cần chứng minh mình có thời gian dành cho con, trông nom, chăm sóc cho con. Trường hợp có đủ điều kiện về vật chất nhưng quá bận, công việc thường xuyên đi xa, chỗ ở không ổn định thì cũng sẽ khó khăn trong việc giành quyền nuôi con.

Do vậy, người nào muốn giành quyền nuôi con cần phải chứng minh song song 02 điều kiện vật chất và tinh thần tốt hơn người kia, nếu người kia có điều kiện vật chất nhiều hơn nhưng lại quá bận thì người còn lại sẽ có lợi thế hơn. Vì để một đứa trẻ phát triển tốt là phải được đáp ứng đầy đủ cả yếu tố về vật chất lẫn tinh thần.

Chứng minh được đối phương không quan tâm hoặc có hành vi bạo lực với con

Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, là chỗ dựa vững chắc cho việc hình thành nhân cách của con. Trẻ con luôn cần được yêu thương, chăm sóc, quan tâm, dạy dỗ để phát triển.

Do đó, nếu người nào chứng minh được đối phương trong thời gian sống chung có hành vi bạo lực, đánh đập con cái, dạy con cái những thói hư tật xấu, bỏ mặc không quan tâm con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của cha/mẹ đối với con thì sẽ có lợi trong việc giành quyền nuôi con.

Chứng minh bạn có được những điều kiện cho con tốt hơn đối phương sau ly hôn.

Việc chứng minh bạn có thể cho con đầy đủ những điều kiện tốt nhất phải đi kèm với việc chứng minh các bất lợi khi con ở với người còn lại.

Trên thực tế, việc chứng minh về các nguồn thu nhập hiện tại dễ hơn việc chứng minh nguồn thu nhập ổn định trong tương lai, bạn phải tìm cách chứng minh những gì bạn có thể dành cho con sau ly hôn tốt hơn người kia. Đưa ra các chứng cứ chứng minh để Tòa án có thể dễ dàng so sánh về điều kiện của hai người, những định hướng tốt cho con sau khi ly hôn, đảm bảo được chỗ ở, môi trường học tập, sinh hoạt thiết yếu,……

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Thông thường, về yêu cầu giành quyền nuôi các bên sẽ đưa trực tiếp vào đơn ly hôn nhưng có những trường hợp tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, mẫu đơn tham khảo trong trường hợp này như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/ huyện……………………………………………………………………….

Tôi tên         :………………………………………. Sinh năm:…………………………………………………………………

Nghề nghiệp:………………………………………………………………….…………………………………………………….

Hộ khẩu       :………………………………………………………………….……………………………………………………..

Tạm trú        :…………………………………………………………………..……………………………………………………..

Số điện thoại:…………………………………………………………………..……………………………………………………

Tại bản án/quyết định:………………………………………………………………………………………………………….

Tại:…………………………………………..ngày……tháng……năm………………………………………………………….

Về phần con chung: ……………………………………………………………………………………………………………….

Hiện con chung đang ở với anh/chị:………………………………………………………………………………………

Là:……………………………………trực tiếp nuôi dưỡng

Hộ khẩu:……………………………………………………………………….…………………………………………………………

Tạm trú: ……………………………………………………………………….…………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………………….…………………………………………………….

Nhưng nay do………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là: ………………………………

                                                                                   …………,ngày……tháng…..năm…….

                                                                                                Người làm đơn

                                                                                              (ký và ghi rõ họ tên)

Hy vọng qua bài viết về các vấn đề liên quan tới giành quyền nuôi con sau ly hôn của Luật Nguyễn Hưng sẽ đem tới những kiến thức hữu ích dành cho mọi người. Nếu quý đọc giả cần tư vấn hoặc giải đáp các vấn về liên quan tới ly hôn vui lòng liên hệ ngay qua hotline 090 2077 959 hoặc gửi yêu cầu về hộp thư: vplsnguyenhung@gmail.com để được giải đáp miễn phí.

5/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00