Hợp đồng là gì? Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay gồm những loại nào? Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như thế nào? Quy định về hình thức và nội dung của hợp đồng ra sao? Khi nào phải bồi thường hợp đồng? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay
Một số loại hợp đồng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
– Hợp đồng mua bán tài sản;
– Hợp đồng trao đổi tài sản;
– Hợp đồng tặng cho tài sản;
– Hợp đồng vay tài sản;
– Hợp đồng thuê tài sản;
– Hợp đồng mượn tài sản;
– Hợp đồng hợp tác.
Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì?
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng được các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia hợp đồng, đồng thời mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
– Các bên xác lập hợp đồng một các giả tạo nhằm che dấu một hợp đồng khác;
– Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
– Hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu;
– Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu;
– Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu;
– Hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu;
Cơ sở pháp lý: Điều 123 đến Điều 129 và Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xem thêm: Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng có được miễn trách nhiệm?
Quy định về hình thức và nội dung của hợp đồng
Quy định về nội dung của hợp đồng
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Quy định về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
Mẫu hợp đồng thông dụng nhất hiện nay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở
Hôm nay, ngày … tháng …. năm 2023, tại địa chỉ: …………………………………………
Chúng tôi gồm:
BÊN CHO THUÊ NHÀ (Bên A)
Họ và tên: … Sinh ngày:…
CCCD số:
Địa chỉ
Bên A là chủ sở hữu hoặc người có quyền thay mặt chủ sở hữu căn nhà cho thuê ……………..
BÊN THUÊ NHÀ (Bên B)
Họ và tên: … Sinh ngày:…
CCCDsố:
Địa chỉ:
Hai bên cùng thống nhất việc thuê nhà với các nội dung sau:
ĐIỀU 1: THÔNG TIN NHÀ THUÊ
1.1 Địa chỉ nhà cho thuê:
1.2 Diện tích thuê:
1.3 Giấy tờ kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất số …
ĐIỀU 2: NỘI DUNG THUÊ NHÀ
2.1 Thời hạn thuê:
2.2 Đặt cọc: Bên B đặt cọc cho Bên B 01 tháng tiền thuê nhà cùng thời điểm ký hợp đồng. Số tiền đặt cọc Bên A được quyền trừ vào tiền thuê nhà hoặc trừ vào tiền Bên B phải trả cho Bên A theo hợp đồng thuê nhà này.
2.3 Giá thuê nhà: …
2.4 Thanh toán tiền thuê nhà: Thanh toán 01 tháng/ 01 lần vào 05 ngày đầu tiên của tháng thuê nhà.
2.5 Thanh toán tiền điện, tiền nước
– Tiền điện …………..….đ/kwh tính theo chỉ số công tơ, thanh toán vào cuối các tháng.
– Tiền nước: ………….đ/người thanh toán vào đầu các tháng.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
3.1 Trách nhiệm của bên A:
– Tạo mọi điều kiện thuận lợi để bên B thực hiện theo hợp đồng.
– Cung cấp nguồn điện, nước, wifi cho bên B sử dụng.
– Hỗ trợ giấy tờ cần thiết để Bên B hoàn thành thủ tục khai báo tạm trú hoặc các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan quản lý địa phương khi cư trú.
3.2 Trách nhiệm của bên B:
– Thanh toán đầy đủ các khoản tiền theo đúng thỏa thuận.
– Bảo quản các trang thiết bị và cơ sở vật chất của bên A trang bị cho ban đầu (làm hỏng phải sửa, mất phải đền).
– Không được tự ý sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất khi chưa được sự đồng ý của bên A.
– Giữ gìn vệ sinh trong và ngoài khuôn viên của nhà thuê.
– Bên B phải chấp hành mọi quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của địa phương.
– Nếu bên B cho khách ở qua đêm thì phải báo và được sự đồng ý của chủ nhà đồng thời phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật của khách trong thời gian ở lại.
ĐIỀU 4: THỎA THUẬN KHÁC
– Hai bên phải tạo điều kiện cho nhau thực hiện hợp đồng.
– Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực nếu bên nào vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng; nếu sự vi phạm hợp đồng đó gây tổn thất cho bên bị vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
– Một trong hai bên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải báo trước cho bên kia ít nhất 30 ngày và hai bên phải có sự thống nhất.
– Bên A phải trả lại tiền đặt cọc cho bên B.
– Bên nào vi phạm điều khoản chung thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hợp đồng được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản.
BÊN B BÊN A
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về hợp đồng
Người dưới 18 tuổi có được ký hợp đồng lao động không?
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ được giao kết hợp đồng lao động khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của họ. Điều này đảm bảo rằng việc ký kết hợp đồng lao động được thực hiện theo ý muốn và đồng thuận của người đại diện, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động chưa thành niên.
Khi nào phải bồi thường hợp đồng, phạt hợp đồng?
- Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Xem thêm: Quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
Hợp đồng nào bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Các hợp đồng phải bắt buộc công chứng, chứng thực có thể kể đến như:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng mua bán nhà ở,…
Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Hợp đồng là gì? Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.