090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Quảng cáo sai sự thật lừa dối khách hàng bị phạt như thế nào?

Gần đây tình trạng quảng cáo các dịch vụ không đúng sự thật diễn ra tràn lan trên các công cụ tìm kiếm như google, youtube, mạng xã hội,… gây bức xúc dư luận. Quảng cáo sai sự thật là gì? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động quảng cáo? Mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật như thế nào? Ví dụ về quảng cáo sai sự thật ở Việt Nam? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Quảng cáo sai sự thật là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 thì quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Như vậy, có thể hiểu hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi do một cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng nội dung của quảng cáo lại không đúng với sự thật, có khả năng gây ảnh hưởng đến cá nhân hoặc tổ chức khác.

Quảng cáo sai sự thật
Quảng cáo sai sự thật

Ví dụ về quảng cáo sai sự thật ở Việt Nam

Ví dụ 1: Quảng cáo thuốc chữa bệnh trên Youtube

Lợi dụng những sơ hở trong hoạt động quảng cáo, kinh doanh trên không gian mạng, đặc biệt là YouTube, nhiều đơn vị đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc đang ra sức lừa dối người tiêu dùng về sản phẩm của mình. Người bệnh đang là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hành vi quảng cáo thuốc sai sự thật này. Với tần suất xuất hiện dày đặc những video với nội dung như “nhà tôi ba đời chữa khỏi”, “nhà tôi ba đời bán thuốc…” quảng cáo cho những loại thuốc đông y, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang xuất hiện nhiều một cách bất thường. Đã có nhiều trường hợp nhẹ dạ, hoặc do thiếu thông tin, tin vào những nội dung quảng cáo và đã không ngần ngại mua về uống, chẳng ngờ lại gặp tai hoạ.

Quảng cáo sai sự thật tràn lan trên Youtube
Quảng cáo sai sự thật tràn lan trên Youtube

Ví dụ 2: Quảng cáo các dịch vụ trên Google

Google là nơi mọi người truy cập để tìm kiếm những việc cần làm, những địa điểm muốn đến và những thứ muốn mua. Do đó, việc quảng cáo trên Google đang là xu hướng của những nhà kinh doanh, các công ty dịch vụ hiện nay. Tuy nhiên, không phải hàng hóa, dịch vụ nào cũng được quảng cáo đúng với thực tế. Một ví dụ có thể kể đến đó là “Dịch vụ ly hôn nhanh”:

Quảng cáo sai sự thật trên Google
Quảng cáo sai sự thật trên Google

Các cặp vợ chồng khi không còn tình cảm với nhau, mục đích của hôn nhân không đạt được và muốn chấm dứt hôn nhân về mặt pháp lý thì phải thực hiện nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết ly hôn đến Tòa án. Tuy nhiên, việc giải quyết ly hôn cần thực hiện theo đúng pháp luật. Do đó, phải có kiến thức về pháp luật cũng như có kinh nghiệm thì việc giải quyết ly hôn mới được giải quyết thuận lợi và nhanh chóng.

Nắm bắt được tình hình này, một số công ty đã quảng cáo rằng sẽ cung cấp “Dịch vụ Luật sư ly hôn nhanh – Hoàn tất trong vòng một ngày”. Đây là thông tin quảng cáo sai sự thật, lừa dối khách hàng, bởi lẽ thủ tục giải quyết ly hôn tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật bao gồm các bước như sau:

  • Người có yêu cầu giải quyết ly hôn nộp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ liên đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;
  • Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, nếu đơn khởi kiện đã đầy đủ thì tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật;
  • Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên;
  • Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tại đây, nếu các bên thuận tình ly hôn thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
  • Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Lúc này thì thủ tục ly hôn mới hoàn tất.

Như vậy, nếu tìm được một Văn phòng luật sư uy tín, nhiều kinh nghiệm thì khách hàng không phải lo lắng về việc cần viết gì vào đơn khởi kiện cho phù hợp, hồ sơ khởi kiện gồm những gì, phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào để giải quyết,… từ đó khách hàng có thể tiết kiệm thời gian tại Bước 1 và Bước 3 nêu trên. Tuy nhiên, sau khi vụ án được thụ lý và tiến hành hòa giải, các bên có thời gian 07 ngày để suy nghĩ và thay đổi ý kiến về thỏa thuận tại phiên hòa giải, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Như vậy, thời gian tối thiểu để giải quyết một vụ việc ly hôn là 07 ngày kể từ ngày hai bên đến Tòa hòa giải và Tòa án lập Biên bản hòa giải thành.

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ ly hôn nhanh tại TPHCM của Văn phòng luật sư uy tín TpHCM – Luật Nguyễn Hưng.

Những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo?

Những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 (sửa đổi,bồ sung năm 2018). Căn cứ vào tính chất của các hành vi này, chúng ta có thể chia thành 6 nhóm hành vi sau đây:

  • Các hành vi xâm phạm lợi ích cộng đồng và trật tự kinh tế xã hội:
  • Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo.
  • Quảng cáo làm tiết lộ bí mật quốc gia, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
  • Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
  • Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
  • Các hành vi không lành mạnh:
  • Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
  • Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
  • Các hành vi xâm phạm tới lợi ích của cá nhân, tổ chức khác:
  • Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
  • Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
  • Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
  • Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
  • Hành vi xâm phạm lợi ích khách hàng:
  • Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
  • Các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật:
  • Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Các hành vi bị cấm trong quảng cáo khác:
  • Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
  • Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Những yếu tố cấu thành tội quảng cáo sai sự thật

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội quảng cáo gian dối như sau:

Điều 197. Tội quảng cáo gian dối

Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Khách thể tội phạm

Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quảng cáo hàng hoá.

Mặt khách quan

Người phạm tội quảng cáo gian dối chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là quảng cáo gian dối, nhưng với nhiều thủ đoạn, hình thức khác nhau như: Vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, đăng báo, đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình, đặt các phương tiện quảng cáo khác ở nơi công cộng.v.v…

Chủ thể

Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chủ yếu là những người chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, những người khác cũng có thể trở thành chủ thể, nếu họ thực hiện việc quảng cáo gian dối hàng hoá của chủ doanh nghiệp theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp.

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội quảng cáo gian dối là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi quảng cáo của mình là gian dối, trái phép trái với quy định của pháp luật về quảng cáo, gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018:

Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy trong trường hợp phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật, người bị hại có thể tố giác đến cơ quan điều tra, nếu như bị thiệt hại do hành vi quảng cáo sai sự thật thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hành chính:

Khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định như sau:

“5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.”

Như vậy, người có hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị xử lý hình sự đối với cá nhân tái phạm. Theo quy định tại Điều 197, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn nạn quảng cáo sai sự thật trong thời gian gần đây. Hy vọng nội dung bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý độc giả. Nếu quý khách còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc cần được giải đáp. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ trực tiếp với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00