Khái niệm về quy phạm pháp luật là gì? Quy phạm pháp luật căn cứ vào điều gì, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp các vấn đề một cách chi tiết và dễ hiểu nhất kèm theo một số ví dụ thực tiễn.
Quy phạm là gì?
Quy phạm thường được dùng để nói đến những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc đối với một, một số người hay trong một phạm vi điều chỉnh nhất định.
Quy phạm pháp luật là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
Đây loại văn bản dùng để ban hành các quy tắc xử sự chung trong xã hội và còn được dùng để điều hành bộ máy nhà nước, cho nên văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm riêng.
- Văn bản được các chủ thể là cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo, bàn bạc, thống nhất và ban hành. Thẩm quyền ban hành của từng loại văn bản được quy định rõ trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Vì là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật nên chứa đựng các quy tắc xử sự chung và mang tính bắt buộc. Văn bản được áp dụng cho tất cả các đối tượng mà nó điều chỉnh, không có cá nhân hay tổ chức nào được phép làm trái, văn bản quy phạm pháp luật còn được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, phổ biến, triển khai thực hiện và cưỡng chế nếu không thực hiện.
- Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống, điều chỉnh những mối quan hệ xã hội lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay có nhiều loại văn bản khác nhau. Do đó, tên gọi và nội dung của từng loại văn bản sẽ không giống nhau mà tùy thuộc vào chủ thể ban hành và mục đích ban hành văn bản.
Tuy tên gọi và nội dung khác nhau nhưng về hình thức và trình tự ban hành đều được quy định cụ thể trong luật.
Quy phạm pháp luật căn cứ vào điều gì?
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
- Quy phạm pháp luật dân sự.
- Quy phạm pháp luật hình sự.
- Quy phạm pháp luật hành chính.
- ….
Chủ thể ban hành khác nhau, đối tượng điều chỉnh khác nhau và phương pháp điều chỉnh cũng sẽ khác nhau. Trước tiên văn bản sẽ đưa ra phần định nghĩa (giải thích, dẫn chiếu luật), sau đó sẽ có các biện pháp điều chỉnh (cho phép, hạn chế, cấm).
Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh
- Quy phạm pháp luật dứt khoát (được phép, cấm).
- Quy phạm pháp luật không dứt khoát (có thể).
- Quy phạm pháp luật tùy nghi (tùy vào tình hình thực tế).
- Quy phạm pháp luật hướng dẫn (giải thích, triển khai áp dụng).
Căn cứ vào cách thức trình bày
- Quy phạm pháp luật bắt buộc.
- Quy phạm pháp luật cấm đoán.
- Quy phạm pháp luật cho phép.
Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật
Giả định
Phần đầu tiên của một văn bản quy phạm pháp luật sẽ nêu lên những tình huống, hoàn cảnh có thể xảy ra trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày, các cá nhân hay tổ chức khi gặp những tình huống này sẽ phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
Quy định
Phần này nêu rõ cách xử sự của tổ chức, cá nhân khi gặp hoàn cảnh ở phần giả định. Cá nhân, tổ chức sẽ được làm hoặc không được làm một số hành vi, được phép thực hiện hoặc buộc phải thực hiện.
Chế tài
Phần cuối quy định về cách mà nhà nước dùng để đảm bảo thực hiện quyền lực của mình. Các biện pháp chế tài sẽ trực tiếp tác động đến cá nhân, cơ quan làm trái với quy định.
Một số ví dụ về quy phạm pháp luật
- Hiến pháp năm 2013.
- Bộ luật dân sự 2015.
- Bộ luật hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung 2017.
- Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Qua bài viết và các ví dụ trên đây của Luật Nguyễn Hưng. Các bạn chắc phần nào đã hiểu hơn về khái niệm quy phạm pháp luật là gì rồi. Mong rằng những chia sẻ các kiến thức về pháp luật sẽ luôn hữu ích với quý đọc giả.