090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Nghị định là gì, có hiệu lực khi nào? Thẩm quyền ban hành nghị định

Nghị định là gì? Thẩm quyền ban hành nghị định là ai? Nghị định có hiệu lực khi nào? Nghị định có phải là văn bản dưới luật không? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi giải đáp chi tiết các câu hỏi này trong bài viết kèm theo các ví dụ thực tiễn dưới đây nhé.

Nghị định là gì?

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành, sử dụng để quy định các điều khoản của luật, nghị quyết,…những vấn đề cấp thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Nghị định là gì?
Nghị định là gì?

Thẩm quyền ban hành nghị định

Căn cứ khoản 5 Điều 4 và Điều 19 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị Định.

Nghị định có hiệu lực khi nào?

Hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về hiệu lực của Nghị định. Tuy nhiên, tại điều 151 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

Nghị định
Nghị định

Nghị định có phải là văn bản dưới luật không?

Căn cứ vào Điều 4 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị định là một loại văn bản dưới luật.

Nghị định được dùng để nêu chi tiết các điều, khoản, điểm được giao trong luật, quy định các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật,… hoặc quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của công dan trên cơ sở của Hiến pháp và luật được Quốc hội ban hành.

>> Xem thêm: Văn bản dưới luật là gì?

Dưới nghị định là gì?

Căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì xếp sau Nghị định là:

  • Quyết định của Thủ tướng chính phủ.
  • Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ qun ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
  • Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Một số ví dụ về nghị định

  • Nghị định số 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2021 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
  • Nghị định số 113/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều củ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
  • Nghị định số 109/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/12/2021 quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.
  • Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Qua các ví dụ và nội dung ở trên của Luật Nguyễn Hưng. Quý đọc giả đã hiểu rõ hơn khái niệm về nghị định và các vấn đề liên quan tới nghị định. Hy vọng nội dung bài viết mang lại những thông tin hữu ích dành cho các bạn.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00