Chế là là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của chế tài như thế nào? Chế tài có mấy loại, được áp dụng khi nào? Chế tài có được coi là hình phạt không? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này kèm theo các ví dụ cụ thể trong bài viết sau đây.
Chế tài là gì?
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. Về nguyên tắc, quy phạm pháp luật được cấu thành từ ba bộ phận chính là giả định, quy định và chế tài. Trong đó:
Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.
Nguồn gốc và ý nghĩa của chế tài
Đối với Việt Nam, chế tài là một từ hán việt với cách viết hán tự là 制裁. Trong đó, chữ chế (制) nghĩa là phép gì đã đặt nhất định rồi và phải tuân theo (như pháp chế), làm ra (như chế tạo), ngoài ra còn có một nghĩa cổ liên quan đó là lời của vua nói (như chế thư, chế sách). Chữ tài (裁) lại mang rất nhiều nghĩa khác nhau như cắt may, giảm bớt, xét định, quyết đoán… 2 chữ này khi ghép lại có một nghĩa đen là sửa đổi cắt xén cho đúng kích thước.
Như vậy, ý nghĩa của chế tài là xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm nhằm giữ đúng khuôn khổ và trật tự mà pháp luật đặt ra.
Có mấy loại chế tài?
Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…
Chế tài hình sự
Khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong luật hình sự, chủ thể đó sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý về hành vi phạm tội của mình. Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó. Chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội.
Chế tài dân sự
Hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện. Thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến tài sản (buộc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận…).
Chế tài hành chính
Là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm những quy định trong pháp luật về hành chính. Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
Chế tài thương mại
Khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại. Bên vi phạm sẽ bị áp dụng chế tài thương mại do hậu quả mình đã gây ra. Thêm vào đó, chế tài này còn được gọi là chế tài hợp đồng. Khi một bên chủ thể vi phạm các quy định về thương mại được quy định trong Luật Thương mại và các quy định khác có liên quan.
Chế tài được áp dụng khi nào?
Việc áp dụng các chế tài cũng cần căn cứ từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào nhưng đặc điểm của lợi ích và pháp luật cần bảo vệ. Chẳng hạn như:
- Chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự);
- Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự);
- Chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm ( trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự);
- Chế tài vô hiệu hóa.
Thêm vào đó, tùy vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan mà sẽ phát sinh việc tăng nặng hay gỉam nhẹ khi áp dụng chế tài.
Chế tài có được coi là hình phạt không?
Theo Điều 30 BLHS 2015_SĐ, BS 2017 thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đoi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Tuy nhiên, chế tài lại là dùng để xác định hình thức trách nhiệm pháp lý mà chủ thể phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm của mình. Vậy nên, chế tài và hình phạt hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ về các loại chế tài cụ thể
Ví dụ về chế tài hình sự
“Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
( khoản 1 Điều 108 BLHS 2015_SĐ, BS 2017)
Chế tài ở đây chính là “Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” đối với chủ thể là công dân Việt Nam vi phạm tội phản bội Tổ quốc.
Ví dụ về chế tài dân sự
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.
( khoản 1 Điều 166 BLDS 2015)
Ở quy định này, chúng ta thấy phần gỉa định chính là người sỡ hữu hay có quyền khác đối với tài sản. Phần quy định “Có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản hay người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật”. Chế tài thì không được nêu ở quy định này.
Ví dụ về chế tài thương mại
“Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định”.
(khoản 1 Điều 266 Luật thương mại 2005)
Chế tài trong quy định này là “phải trả tiền phạt cho khách hàng” nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ gíam định vô ý đưa ra kết quả sai cho khách hàng.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến chế tài hoặc các vấn đề pháp lý khác. Vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.