090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Quyền định đoạt là gì? Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản

Quyền định đoạt là gì? Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản như thế nào? Quyền định đoạt tài sản có bị hạn chế không? Quy định về ủy quyền định đoạt tài sản ra sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết bên dưới kèm theo ví dụ minh họa.

Quyền định đoạt là gì?

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản

Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản

Không phải trong mọi trường hợp chủ sở hữu đều có quyền định đoạt tài sản của mình. Để thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thì phái đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 193 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.”

Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu

Quyền định đoạt tài sản là một trong ba quyền năng của mà chủ thể sở hữu tài sản có. Khi là chủ sở hữu tài sản thì chủ thể có quyền định đoạt tài sản.

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải chủ sở hữu những vẫn có quyền định đoạt tài sản như theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Quyền định đoạt tài sản có bị hạn chế không?

Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

Có 02 trường hợp đặc biệt cụ thể mà chủ sở hữu bị hạn chế quyền định đoạt tài sản như sau:

– Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua;

– Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Ví dụ về quyền định đoạt tài sản

Ví dụ 01: Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu:

Bạn là chủ sở hữu của chiếc xe máy, do đó bạn có quyên định đoạt đối với tài sản này, cụ thể là bạn có quyền bán, cho mượn, cho thuê, tặng,… đối với chiếc xe của bạn.

Ví dụ 02: Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu:

Bạn không phải là chủ sở hữu đối với căn nhà A, tuy nhiên bạn được chủ sở hữu căn nhà này ủy quyền theo quy định của pháp luật để mua bán, cho thuê, tặng cho đối với tài sản này. Trường hợp này bạn có quyền định đoạt việc mua bán, cho thuê, tặng cho đối với căn nhà A.

Quy định về ủy quyền định đoạt tài sản

Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu khi định đoạt tài sản, BLDS dã quy đinh việc uỷ quyền định đoạt. Chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho người khác định đoạt tài sản, người được uỷ quyền phải thực hiện việc định đoạt theo phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu.

Cá nhân, tổ chức có quyền tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác xác lập các giao dịch dân sự, kinh doang thương mại  thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch này thông qua Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền:

– Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;

– Giấy ủy quyền là văn bản trong đó cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân uỷ quyền cho người khác đại diện mình để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Chủ thể ủy quyền bằng hành vi pháp lý đơn phương của mình thực hiện, ghi nhận ghi nhận việc ủy quyền, chỉ định người được ủy quyền.

Như vậy, khi muốn ủy quyền đinh đoạt tài sản, cá nhân, tổ chức có thể ủy quyền thông qua giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00