090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Sở hữu chung là gì? Các loại sở hữu chung hiện nay

Sở hữu chung là gì? Đặc điểm của sở hữu chung như thế nào? Hiện nay có mấy loại sở hữu chung? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp các câu hỏi này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết sau đây.

Sở hữu chung là gì?

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

Ví dụ: Đất được cấp cho hộ gia đình nên các thành viên trong gia đình cùng sở hữu chung đối với đất này.

ở hữu chung là gì? Các loại sở hữu chung hiện nay
ở hữu chung là gì? Các loại sở hữu chung hiện nay

Xem thêm: Sở hữu riêng là gì?

Đặc điểm của sở hữu chung?

Về chủ thể

– Các đồng sở hữu đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;

– Mỗi đồng sở hữu khi thực hiện quyền đối với tài sản chung đều có sự độc lập nhất định.

Về khách thể

Khách thể của sở hữu chung là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản mà nếu chia tách về mặt vật lý sẽ không còn giá trị sử dụng ban đầu.

Các loại sở hữu chung hiện nay

Sở hữu chung theo phần

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Điều 209 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Ví dụ: A và B bỏ ra cùng một số tiền để mua chung miếng đất C. Sau khi hoàn tất thủ tục và được cấp giấy chứng nhận, miếng đất C là sở hữu chung của A và B. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì A có 50% quyền đối với miếng đất C, B cũng có 50% quyền đối với miếng đất C.

Sở hữu chung hợp nhất

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. (Điều 210 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Ví dụ: Nhà, đất do vợ chồng cùng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân bằng công sức của mỗi người hoặc do được tặng cho chung, thừa kế chung.

Sở hữu chung cộng đồng

Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

Ví dụ: Nhà thờ họ do các thành viên trong dòng họ cùng đóng góp, tạo lập.

Sở hữu chung hỗn hợp

Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

Ví dụ: A và B cùng góp vốn kinh doanh thì lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là sở hữu chung hỗn hợp của A và B.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Sở hữu chung là gì? Các loại sở hữu chung hiện nay“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00