090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Sở hữu toàn dân là gì? Sở hữu toàn dân đất đai là gì?

Sở hữu toàn dân là gì? Sở hữu toàn dân đất đai là gì? Tại sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân? Bài viết dưới đây Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

Sở hữu toàn dân là gì?

Theo nghĩa khách quan:

Sở hữu toàn dân là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm:

– Xác nhận việc chiếm hữu toàn dân (gồm chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế) đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất.

– Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

– Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp do Nhà nước thahf lập để quản lí những tài sản được giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lí nhà nước hoặc hoạt động công ích,…

Như vậy, Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp, đồng thời cho phép doanh nghiệp được hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản đó trong một phạm vu theo quy định của pháp luật. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước được gọi là quyền sở hữu hạn chế. Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 201 BLDS.

Sở hữu toàn dân là gì? Sở hữu toàn dân đất đai là gì?
Sở hữu toàn dân là gì? Sở hữu toàn dân đất đai là gì?

Theo nghĩa chủ quan:

Sở hữu toàn dân được hiểu là toàn bộ những hành vi mà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản của mình. Nhà nước là chủ đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng không ai quy định cho Nhà nước phạm vi từng quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó. Nhà nước tự quy định cho mình các quyền năng và trình tự để thực hiện các quyền năng nhưng điều đó không có nghĩa là quyền hạn của Nhà nước là vô tận đối với các tài sản mà Nhà nước là chủ sở hữu. Cũng như các chủ thể khác, Nhà nước chỉ được thực hiện quyền của chủ sở hữu trong phạm vi pháp luật cho phép. Nói cách khác, các quyền năng đó cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sở hữu toàn dân đất đai là gì?

Sở hữu toàn dân đất đai là việc toàn thể nhân dân đều có quyền sở hữu đất đai và quyền này không thuộc về riêng một cá nhân nào trong xã hội. Theo đó, Nhà nước sẽ đại diện làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tại sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Xuất phát từ lập trường tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, thì nhân dân là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc biệt quý giá của quốc gia là đất đai. Đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó may mắn trên thị thị trường có quyền độc chiếm sở hữu. Đất dai của quóc gia dân tộc phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của toàn dân tộc, của nhân dân.

Sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội rơi vào tình trạng bất ổn do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử về đất đai nếu như duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Bởi vì, đất đai là thuộc sở hữu chung của mọi công dân Việt Nam, được thực thi theo cơ chế Nhà nước được toàn dân uỷ quyề cho việc giao đất cho hộ gia đình và tổ chức sử dụng và Nhà nước được uỷ quyền quản lý đất đai, bảo đảm quá trình sử dụng đất đai làm sao để lợi ích của người sử dụng đất đai thống nhất với lợi ích chung của quốc gia. Khi đó, không có vấn đề tranh chấp giữa cá nhân và cá nhân. Việc giao đất hay cải cách quản lý của Nhà nước theo hướng mở rộng hơn quyền của người sử dụng đất có lợi cho người lao động, nhất là có lợi cho nông dân, những người trực tiếp sử dụng đất với tư cách tư liệu sản xuất, chỉ là vấn đề tiếp theo của những quyết định đã có trong lịch sử, không phải là một cuộc đảo lộn lịch sử.

Về mặt thực tế, duy trì sở hữu toàn dân trong điều kiện hiện nay là cách làm tốt nhất để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai, sẽ diễn ra các cuộc tranh đấu đòi lại quyền sở hữu nhà, đất trong quá khứ, sẽ có cuộc lục soát lại những gì chúng ta đã làm trong cải cách ruộng đất, trong thu hồi đất, chia nhà bỏ hoang cho cán bộ và người dân những năm sau chiến tranh. Không nên rũ rối lịch sử để rồi không đem lại lợi ích thực tế gì. Tại sao không sửa đổi theo tiến trình lịch sử, sử dụng những điều kiện đã có để tiến tới những điều kiện tốt hơn, trong đó quyền của người dân đối với đất đai vẫn được bảo toàn mà xã hội không lâm vào tình trạng bất ổn.

Đất đai là tài sản chung của dân tộc cho nên không cho phép Chính phủ hay chính quyền địa phương chuyển nhượng cho người nước ngoài một cách tự do như đối với công dân Việt Nam. Nếu không quy định những điều kiện chặt chẽ về sở hữu đất, nhất là đất sản xuất của người nước ngoài, nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường để giành độc lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền.

Trên đây là nội dung chia sẻ của về “Sở hữu toàn dân là gì? Sở hữu toàn dân đất đai là gì?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00