090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội bạo hành trẻ em gây chết người phải chịu hình phạt gì?

Trong thời gian gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Bạo hành trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội khi mà hậu quả do nó mang lại có thể khiến trẻ em tổn thương sâu sắc về cả thể xác cũng như tâm hồn. Vậy hành vi bạo hành trẻ em là gì? Tội bạo hành trẻ em gây chết người phải chịu hình phạt gì?

Bạo hành trẻ em là hành vi gì?

Trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi, bạo hành được hiểu là một dạng bạo lực của xã hội.

Bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi bạo lực về thể xác và tinh thần, cụ thể như: Hành hạ; ngược đãi; đánh đập; xâm hại  thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh sự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi;… Những hành vi bạo lực tinh thần tuy không có tác động vật lý trực tiếp nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần,  sự phát triển tâm lý và sự hình thành về nhân cách đối với trẻ em.

Bạo hành trẻ em là hành vi gì?
Bạo hành trẻ em là hành vi gì?

Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Bạo hành trẻ em là hành vi bị cấm, tại Hiến pháp 2013 cũng đã quy đinh Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Xử phạt hành chính

Tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bảo trợ xã hội và trẻ em quy định về mức xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, tại Điều 23 của Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người có một trong các hành vi bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự như: Tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác hoặc nghiêm trọng hơn là các tội vô ý làm chết người, tội giết người.

Tùy vào hành vi, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội sẽ có cấu thành tội phạm khác nhau và phải chịu trách nhiệm hình sự khác nhau.

– Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù cao nhất là từ 01 năm đến 30 năm;

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Trong đó, tại khoản 1 Điều này quy định trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

– Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự với khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

– Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, giết người dưới 16 tuổi thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung than hoặc tử hình.

(***) Xem thêm các bài viết liên quan:

Tội bạo hành trẻ em gây chết người phải chịu hình phạt gì?

Để xác định hình phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em gây chết người thì phải phân tích hành vi của người phạm tội.

Nếu người phạm tội có các hành vi cố ý gây thương tích, không dùng các hung khí nguy hiểm nhưng dẫn đến kết quả chết người hoặc nạn nhân tử vong là nằm ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội, thì có thể sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tình tiết làm chết người là tình tiết định khung.

Trường hợp người phạm tội có các hành vi dùng hung khí nguy hiểm, mức độ đánh đập thường xuyên, tác động trực tiếp đến các vùng trọng yếu trên cơ thể dẫn đến tử vong,… thì sẽ bị truy cứu về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự và mức phạt cao nhất là tù chung than hoặc tử hình.

Tội bạo hành trẻ em gây chết người phải chịu hình phạt gì?
Tội bạo hành trẻ em gây chết người phải chịu hình phạt gì?

15 hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo Luật Trẻ em mới nhất

Các hành vi bị cấm đối với trẻ em được quy định tại Điều 6 Luật trẻ em 2016, bao gồm:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

6Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Bài viết trên là toàn bộ tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về “tội hành hạ trẻ em gây chết người phải chịu hình phạt gì?“. Nếu quý khách đang cần tư vấn giải đáp về các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Trân trọng ./.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00