090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm có bị phạt tù không?

Hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm là gì? Tội chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm được pháp luật quy định thế nào? Khi nào tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mua phải tài sản ăn trộm mà không hề biết có vi phạm pháp luật không?

Hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm là gì?

Chứa chấp là từ dùng để chỉ hành động chứa một cách trái phép điều gì đó, chứa chấp tiêu thụ tài sản được xem là hành vi chứa chấp tài sản trái phép, tài sản có được từ việc ăn trộm, chiếm đoạt, tham ô,…. và mua – bán tài sản trái phép đó ra thị trường.

Hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm là gì?
Hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm là gì?

Tài sản do người khác phạm tội mà có là gì?

Là tài sản có được từ các hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tài sản thuộc sự quản lý của người khác ý nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp đều là tài sản do phạm tội mà có.

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC giải thích từ ngữ quy định như sau:

 “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

Thế nào là “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”

Điều này thể hiện ý chí của chủ thể phạm tội, chủ thể có thể biết hoặc không biết tài sản do người khác phạm tội mà có. Việc biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có là khi chủ thể biết rõ được nguồn gốc của tài sản không phải do mua bán hay lao động thông thường mà do hành vi người khác phạm tội mà có. Nguồn gốc tài sản dễ dàng xác định đối với các tài sản bắt buộc đăng ký quyền sở hữu như: nhà cửa, xe cộ,…

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC giải thích từ ngữ quy định như sau:

“Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.

Tài sản bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC và Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
  • Hoa lợi, lợi tức, cất chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hai, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ.

Tội chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm được pháp luật quy định thế nào?

Người nào có hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội (trong đó có hành vi ăn trộm) mà có sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hoặc nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tội chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm bị xử phạt thế nào?
Tội chứa chấp tiêu thụ tài sản ăn trộm bị xử phạt thế nào?

Khi nào tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Tại Điều 323 Bộ luật Hình sự quy định về tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

>>> Tham khảo các tội danh liên quan khác:

Đồng phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Đồng phạm tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là người nào biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có và hứa hẹn chứa chấp, tiêu thụ. Phạm tội có tổ chức, có sự phân công công việc và có kế hoạch cho hành vi phạm tội.

Tiêu thụ khi biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2,3,4 Điều 323 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua phải tài sản ăn trộm mà không hề biết có vi phạm pháp luật không?

Việc biết hay không biết về nguồn gốc tài sản là căn cứ quan trọng để xác định cấu thành tội phạm đối với tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự quy định Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có”. Như vậy, chỉ truy cứu đối với trường hợp biết rõ nguồn gốc tài sản có được từ hành vi phạm tội nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ.

Nếu bạn bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan khác, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00