090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Cưỡng bức lao động là gì? Tội cưỡng bức lao động bị xử phạt như thế nào?

Cưỡng bức lao động là gì? Quy định của pháp luật Việt Nam về cưỡng bức lao động như thế nào? Dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức lao động và các khung hình phạt? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cưỡng bức lao động là gì?

Cưỡng bức lao động là hành vi lợi dụng quyền lực, hoặc đe dọa, hoặc dùng thủ đoạn nào khác để ép buộc người khác phải hành động trái với sự tự nguyện của họ.

Cưỡng bức lao động xuất hiện khi người sử dụng lao động éo buộc người lao động làm việc quá sức, quá với thỏa thuận trong hợp đồng và người lao động không tự nguyện. Cưỡng bức lao động là hành vi vi phạm pháp luật, bị cấm thực hiện trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Cưỡng bức lao động là gì?
Cưỡng bức lao động là gì?

Quy định của pháp luật Việt Nam về “cưỡng bức lao động”

Tại khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động giải thích về “Cưỡng bức lao động” như sau:

“Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.”

Theo đó, hành vi ngược đãi người lao động, cưỡng bức người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật lao động, tại khoản 1 Điều 2 Công ước về lao động cưỡng bức cũng quy định: Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa về bất kỳ hình phạt nào và bản thân không tự nguyện làm thì đều được xem là “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc”.

Người sử dụng lao động bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi như:

– Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình;

– Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động;

– Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động thực hiện hành vi cưỡng bức lao động sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc nghiêm trọng hơn là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm tội cưỡng bức lao động

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội này là xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về sử dụng lao động, Công ước về lao động và các quy định khác về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Mặt khách quan

Người phạm tội có các hành vi như:

– Dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh để tác động vật lý trực tiếp đến người lao động, sử dụng một hay nhiều động tác khác nhau như đấm, đá, tát,… với mục đích ép buộc người lao động phải thực hiện công việc mà họ không tự nguyện, nằm ngoài thỏa thuận hợp đồng.

– Đe dọa dùng vũ lực: chưa có hành vi bạo lực trực tiếp nhưng dùng những hành vi hù dọa, la mắng hay nạt nộ khiến cho người lao động tin rằng hành vi bạo lực sẽ xảy ra, làm cho người lao động phải thực hiện theo yêu cầu của người cưỡng bức lao động.

– Thủ đoạn khác: đưa ra những ràng buộc về mặt tinh thần, vật chất khiến cho người lao động phải miễn cưỡng làm theo yêu cầu.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà có các hành vi cấu thành của tội này thì đều có thể là chủ thể.

Chủ thể của tội này thường là những người có cấp bật cao hơn người lao động bị cưỡng bức hoặc có lợi thế hơn về mặt hình thể, lợi dụng quyền hạn hoặc sức mạnh để thực hiện các hành vi cưỡng bức lao động.

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội cưỡng bức lao động là lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là sai trái và vi phạm nhưng vẫn cố tình thực hiện.

>> Xem thêm: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân bị xử lý thế nào?

Tội cưỡng bức lao động bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lao động thì người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự

Người nào có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để thực hiện hành vi cưỡng bức lao động thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể tại Điều 297 Bộ luật Hình sự quy định về tội cưỡng bức lao động như sau:

Điều 297. Tội cưỡng bức lao động

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là nội dung tư vấn về Tội cưỡng bức lao động. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan tới tội cưỡng bức lao động, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00