090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân bị xử lý thế nào?

Quyền tự do ngôn luận là gì? Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân được pháp luật quy định như thế nào? Cấu thành của tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận ra sao? Khung hình phạt chi tiết về tội danh này? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Quyền tự do ngôn luận là gì?

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Như vậy theo quy định của Hiến pháp “quyền tự do ngôn luận” của mọi công dân là quyền được tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tự do ngôn luận khác với việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ, xâm hại đến cá nhân, tổ chức.

Quyền tự do ngôn luật của công dân
Quyền tự do ngôn luật của công dân

Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận được pháp luật quy định như thế nào?

Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận được quy định tại Điều 167 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể như sau:

“Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người nào xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù với mức phạt tù cao nhất lên đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chứng vụ từ 01 năm đến 05 năm.

>> Xem thêm: Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định như thế nào?

Cấu thành của tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận

Về mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội này là hành vi cản trở người khác thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình. Hành vi này được thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác (lôi kéo, dụ dỗ,…)

Mặt khách thể

Khách thể của tội này là những quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ

Về mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng vẫn cố tình bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm này trước hết là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở nêu trên mà còn vi phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn về Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00