Đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù là gì? Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù được pháp luật quy định như thế nào? Dấu hiệu pháp lý và các khung hình phạt cụ thể ra sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù là gì?
Nghĩa của từ “đánh tháo” theo từ điển tiếng Việt là đánh để tháo lui, để thoát thân, đánh tháo cho đồng bọn,….
Đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù hành hành vi dùng hành động, thủ đoạn để tạo điều kiện cho những người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam,… trốn thoát.
Căn cứ pháp lý
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt tù thấp nhất là 02 năm và mức phạt tù cao nhất là 12 năm. Cụ thể:
“Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm
Người phạm tội này xâm phạm trực tiếp đến an ninh trật tự; xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, cản trở và gây khó khăn trong quá trình điều tra, giam giữ, quản lý tội phạm.
Mặc dù người phạm tội tác động trực tiếp đến sự giám sát của những người có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ, dẫn giải nhưng mục đích của người phạm tội là giúp người đang bị bắt, bị tạm giam là gì, tạm giữ, đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án trốn thoát.
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện các hành vi đánh tháo người như:
– Dùng vũ lực đánh tháo: Dùng sức mạnh vật lý tác động trực tiếp, tấn công người canh gác, bảo vệ hay người dẫn dãi, khiến họ mất khả năng kháng cự để tạo cơ hội cho người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù trốn thoát.
– Đe dọa dung vũ lực, lợi dụng chức vụ quyền hạn để uy hiếp, cưỡng ép người đang có nhiệm vụ canh giác, dẫn giải hay bảo vệ những người bị buộc tội trên, khiến họ rơi vào tình trạng sợ hãi, miễn cưỡng thực hiện hành vi tha tội trái pháp luật.
– Dùng thủ đoạn khác: Gian dối, lén lút, tạo cơ hội cho người bị buộc tội trốn thoát.
Chủ thể của tội phạm
Bất kỳ ai có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà có các hành vi cấu thành tội trên thì đều có thể là chủ thể của tội này.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật gây ra hậu quả nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
Khung hình phạt tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áo giải, xét xử, chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 387 Bộ luật Hình sự 2015, có 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.
Khung một (Khoản 1)
Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khung hai (Khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
– Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung của người phạm tội này là có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về “Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù“. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.
Trân trọng ./.