090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội tại điều 369

Thế nào là tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội? Quy định của Bộ luật hình sự như thế nào về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội? Các dấu hiệu cấu thành tội phạm ra sao? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Thế nào là tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội?

Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là việc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng không khởi tố, không truy tố người mà mình biết rõ là có tội hoặc hành vi phạm tội có đủ dấu hiệu và căn cứ để khởi tố nhưng không khởi tố.

Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội tại Điều 369
Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội tại Điều 369

Xem thêm: Tội ra quyết định trái pháp luật tại Điều 371 Bộ luật Hình sự

Quy định của Bộ luật hình sự như thế nào về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội?

Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội được quy định tại Điều 369 Bộ luật Hình sự 2015, có 3 khung hình phạt chính là phạt tù với mức thấp nhất từ 06 tháng đến 03 năm và mức cao nhất là 12 năm. Ngoài ra, còn hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội

Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;

b) Đối với 02 người đến 05 người;

c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

d) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Đối với 05 người trở lên;

b) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Làm người bị hại tự sát.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, cụ thể là khởi tố, truy tố bị can, kết luận điều tra, chủ thể tội phạm này được xem là chủ thể đặc biệt. Ngoài ra, chủ thể còn phải đủ năng lực trách nhiệm hình sư và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Khách thể của tội phạm

Hành vi không truy tố, khởi tố bị can của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng xâm phạm trực tiếp đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, nguyên tắc xử lý tội phạm. Việc không truy tố, khởi tố dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, của xã hội và của công dân.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Người phạm tội có thể thực hiện một hay nhiều hành vi sau:

– Biết rõ có hành vi phạm tội nhưng ra quyết định không khởi tố, không truy tố bị can, không kết luận điều tra vụ án ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ đối với người có hanh vi phạm tội;

– Không lập hồ sơ vụ án, không triệu tập người phạm tội, không tiến hành hỏi cung bị can, không thực hiện bắt giữ, tạm giữ, khám xét, thu giữ, tạm giữ,…..

– Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; quyết định không phục hồi điều tra; quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;…..

– Kiểm tra viên không kiểm sát việc khởi tố, không kiểm sát các hoạt động điều tra; không kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam; ….

Hậu quả

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tôi phạm này. Tuy nhiên, nếu người phạm tội để xảy ra hậu quả thì có thể bị truy cứu ở khung hình phạt nặng hơn.

Các dấu hiệu khách quan

Người có thẩm quyền biết rõ người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến các khách thể được pháp luật bảo vệ.

Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội cũng có thể là truy tố, khởi tố không đầy đủ tội danh, cố tình bỏ lọt tội phạm, bỏ xót tội danh của người phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn cố tình thực hiện nhằm đạt mục đích riêng, không chính đáng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Nếu trong quá trình tham khảo thông tin còn những thắc mắc cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00