090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng bị xử lý thế nào?

Hành vi lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng được quy định như thế nào theo bộ luật hình sự? Những dấu hiệu pháp lý cấu thành tội lừa dối khách hàng như thế nào? Một số câu hỏi thường gặp về hành vi lừa dối khách hàng và cách xử lý. Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau.

Lừa dối khách hàng là hành vi gì?

Theo quy định tại Điều 198 BLHS 2015_sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ thì được xem là hành vi lừa dối khách hàng.

Tội lừa dối khách hàng bị xử phạt như thế nào?
Tội lừa dối khách hàng bị xử phạt như thế nào?

Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 BLHS 2015_sửa đổi, bổ sung 2017

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Tùy vào mức độ phạm tội hay gía trị của hàng hóa, dịch vụ mà người đó phải chịu mức khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của mình.

Những dấu hiệu pháp lý cấu thành tội lừa dối khách hàng

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa dối khách hàng là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Đó chính là quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của các doanh nghiệp.

Khách quan của tội phạm

Khách quan là những gì tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người. Mặt khách quan của hành vi lừa dối khách hàng bao gồm:

  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội: cân, đong, đo, đếm sai trong quá trình giao hàng hoá; cố ý tính tiền sai trong khi thanh toán, trong vay mượn; giao hàng chất lượng kém nhưng bán theo gia hàng chất lượng tốt; cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp nhưng yêu cầu khách hàng phải thanh toán số lượng tiền nhiều hơn giá trị dịch vụ, hàng hoá thực tế;
  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng, đến uy tín của các cá nhân kinh doanh hoặc các doanh nghiệp; thiệt hại về tiền của, tài sản của khách hàng;…
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Thu lợi bất chính
  • Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm(công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm…phạm tội).

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể thực hiện hành vi lừa dối khách hàng là người thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đặc biệt là người có những quyền hạn nhất định như nhân viên bán hàng, các kỹ thuật viên làm dịch vụ sửa chữa hoặc người bán hàng, kinh doanh tự do.

Chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Phân biệt tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu, là việc người phạm tội đã dùng những thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, có thể bằng lời nói hoặc hành động làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ, quản lý tài sản tin, tưởng giả là thật, mà “tự nguyện” giao tài sản cho người phạm tội.

Tội lừa dối khách hàng là trường hợp người phạm tội có hành vi gian dối trong cân đo, đong đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác… trong việc mua bán với khách hàng gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Điểm khác biệt của tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là ở phạm vi thực hiện hành vi phạm tội. Người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở mọi hình thức, còn tội lừa dối khách hàng là ở trong phạm vi mua bán, cung cấp dịch vụ.

Một số câu hỏi thường gặp về hành vi lừa dối khách hàng và cách xử lý

Taxi không mở đồng hồ khi tính cước phí có bị xử phạt hay không?

Với trường hợp này, hành vi taxi không mở đồng hồ khi tính cước phí sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng( điểm i khoản 3 Điều 23 Nghị định Số: 100/2019/NĐ-CP).

Đổ xăng gian lận bị phạt bao nhiêu tiền?
Đổ xăng gian lận bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách;

Mà theo điểm a khoản 1 Điều 198 BLHS 2015_sửa đổi, bổ sung 2017 thì hành vi được xem là hành vi lừa dối khách hàng khi người đó cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ và người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương tự rồi. Nếu người đó nằm trong trường hợp được BLHS quy định thì có thể bị phạt 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Đổ xăng gian lận không đủ số lượng theo số tiền thực tế bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì người nào đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng thì sẽ bị  Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Như vậy, hành vi đổ xăng gian lận không đủ số lượng theo số tiền thực tế sẽ bị phạt vi phạm hành chính.

Thêm vào đó, người này đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn thực hiện hành vi này thì sẽ đủ điều kiện để khởi tố theo điểm a khoản 1 Điều 198 BLHS 2015_sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người. Trong trường hợp bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tận tình từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00