Theo số liệu thống kê hàng năm ở nước ta vẫn có khoảng gần 300.000 ca phá thai, chủ yếu là học sinh sinh viên độ tuổi từ 15 – 19 và phụ nữ chưa kết hôn. Vậy phá thai trái phép là gì? Tội phá thai trái phép được pháp luật quy định như thế nào? Các khung hình phạt về tội phá thai trái phép cụ thể ra sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Phá thai trái phép là hành vi gì?
Phá thai được hiểu là hành vi loại bỏ thai nhi ra khỏi cơ thể của người mẹ khi chưa đến thời kỳ sinh nở. Có nhiều phương pháp phá thai, tùy vào tình trạng của thai nhi, hiện nay có nhiều cơ sở y tế được cấp phép đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp phá thai an toàn. Tuy nhiên, cũng không ít cơ sở kém chất lượng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của nhiều phụ nữ.
Phá thai trái phép là hành vi loại bỏ thai nhi ra khỏi cơ thể của người phụ nữ khi không được phép thực hiện, chưa có đủ hoặc không có các giấy tờ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm: Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào?
Tội phá thai trái phép được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
“Điều 100. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
Ngoài ra, Điều 316 Bộ luật Hình sự quy định về Tội phá thai trái phép như sau:
“1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Xem thêm: Mang thai hộ là gì? Điều kiện mang thai hộ hợp pháp ở Việt Nam
Các yếu tố cấu thành tội pháp thai trái phép
Mặt khách quan
Người phạm tội này thực hiện các hành vi phá thai cho người khác khi chưa đủ điều kiện thực hiện công việc này hoặc cơ sở phá thai chưa được cấp phép thực hiện việc phá thai nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Người thực hiện các hành vi phá thai trái phép dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khách thể
Hành vi phạm tội của người phạm tội xâm hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người khác.
Mặt chủ quan
Người phạm tội biết rõ mình không đủ điều kiện để thực hiện việc phá thai, hoặc biết rõ cơ sở y tế chưa được cấp phép để thực hiện công việc trên nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi. Phạm tội với lỗi cố ý.
Chủ thể
Bất kỳ ai có hành vi cấu thành tội này, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thì đều có thể là chủ thể của tội này.
Khung hình phạt tội phá thai trái phép
Bộ luật Hình sự quy định đối với tội này thì có 03 khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung.
Khung một (khoản 1)
Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung hai (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
Khung ba (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về Tội phá thai trái phép trong Bộ luật Hình sự mới nhất. Hy vọng nội dung bài viết đem lại những kiến thức bổ ích dành cho bạn. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần sự giải đáp hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.