090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội vô ý làm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Tội vô ý làm chết người là loại tội phạm gì, có phải là tội phạm nghiêm trọng không? Các yếu tố cấu thành tội phạm tội vô ý làm chết người ra sao? Tội vô ý làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết này kèm các ví dụ minh họa. Hãy cùng xem nhé!

Tội vô ý làm chết người là loại tội phạm gì?

Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội vô ý làm chết người:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Theo đó, mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội vô ý làm chết người là 05 năm, còn đối với làm chết 02 người trở lên là 10 năm.

Tội vô ý làm chết người đi tù bao nhiêu năm?
Tội vô ý làm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ điểm b, c khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự về phân loại tội phạm:

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

Như vậy, tội vô ý làm chết người là tội phạm nghiêm trọng, vô ý làm chết từ 02 người trở lên là tội phạm rất nghiêm trọng.

Tham khảo dịch vụ luật sư bào chữa án hình sự uy tín tại TPHCM

Các yếu tố cấu thành tội phạm tội vô ý làm chết người

Chủ thể

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Tội vô ý làm chết người xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Chủ quan

Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Khách quan

Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

Có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Ví dụ về tội vô ý làm chết người

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A được anh B thuê để chặt cây bạch đàn lớn trong rẫy của anh B. Quá trình cưa hạ cây, A chủ quan, cẩu thả, không căng dây, buộc dây để cố định hướng cây đổ, không đặt biển cảnh báo khoanh vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho những người gần đó. Do vậy, A cưa được khoảng 20cm đường kính thân cây thì cây đổ đè lên người của một người qua đường là anh C. Hậu quả là làm anh C tử vong. Hành vi gây chết người của anh A đã cấu thành tội “Vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Kê nhầm thuốc vô ý làm chết người
Kê nhầm thuốc vô ý làm chết người

Ví dụ: Chị Trần Thị H là y tá của Bệnh viện, khi thực hiện nhiệm vụ cấp phát tuốc cho bệnh nhân, do chủ quan nên đã cấp phát thuốc cho bệnh nhân mà không tiến hành kiểm tra các loại thuốc đã được liệt kê trong toa thuốc dẫn tới việc đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống. Hành vi cẩu thả, chủ quan, vô ý của chị H đã làm bệnh nhân tử vong. Hành vi gây chết người của chị H đã cấu thành tội “Vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Mức xử phạt về tội vô ý làm chết người

Căn cứ theo quy định của pháp luật, tội vô ý làm chết người có 02 khung hình phạt.

Khung 01 (khoản 1): Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 02 (khoản 2): Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

(***) Xem thêm bài viết: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin trong hình sự

Lỗi cố ý gián tiếp là phạm tội trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý vì quá tự tin là phạm tội trong trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

Điểm giống nhau của hai lỗi này là:

+ Về lý trí: Đều nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

+ Về ý chí: Không mong muốn hậu quả xảy ra.

Để phân biệt hai lỗi này ta có thể dựa vào điểm cơ bản sau:

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội ý thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội “có thể xảy ra” (thể hiện tâm lý không chắc chắn với hậu quả từ hành vi của mình, có thê xảy ra, tức là xảy ra hoặc không xảy ra).

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội không bỏ mặc cho hậu quả.

Người phạm tội ý thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội từ hành vi của mình có thể xảy ra nhưng tự tin hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Trên đây là tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về “Tội vô ý giết người đi tù bao nhiêu năm?“. Nếu quý khách cần tư vấn giải đáp các vấn đề pháp lý khác liên quan đến tội giết người hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00