Tranh chấp đất đai là gì? Có mấy dạng tranh chấp đất đai? Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai là gì? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là ai? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp chi tiết các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai được giải thích tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phức tạp và phổ biến nhất hiện nay. Khi tranh chấp xảy ra, vấn đề cần xác định trước tiên là tranh chấp đất đai dạng nào, tranh chấp đất đai được chia thành nhiều loại cho từng trường hợp khác nhau.
Có mấy dạng tranh chấp đất đai?
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Là tranh chấp để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, dạng tranh chấp này thường là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với người đang trực tiếp sử dụng đất, các chủ thể đều có các giấy tờ hợp lệ chứng minh mình mới là người có quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…
Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Tranh chấp này thường xảy ra trong quá trình chủ thể đang sử dụng đất, gồm: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng cho thuê, tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước có kế hoạch và thực hiện việc thu hồi đất,…
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Mục đích của tranh chấp này là để chủ thể xác định mục đích sử dụng đất, chủ thể của tranh chấp này thường là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng đất sai mục đích được giao ban đầu. Khi giao đất, cho thuê đất, thì các cơ quan có thẩm quyền đã có kế hoạch phân bổ, sử dụng, xác định mục đích sử dụng đất theo từng khu vực địa phương.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
Nguyên nhân khách quan
Đất đai ngày càng trở nên có giá trị, có thể được ví như một loại hàng hóa, phát sinh lợi nhuận cao từ việc chuyển nhượng, cho thuê,… vận hành theo định luật cung cầu và mang tính giá trị cao. Tuy nhiên, nahf nước chưa có các chính sách kịp thời, phù hợp để điều chỉnh việc mua bán, chuyển nhượng nhằm điều tiết lại tình hình chung và quản lý một cách hiệu quả. Khi đất đai có giá trị cao, việc tranh chấp tăng mạnh, tâm lý của nhiều người bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng đòi lại nhà, tranh chấp lối đi, hay ranh giới liền kề, người sử dụng đất tự ý sử dụng sai mục đích sử dụng đất được cấp,…
Tham khảo ngay: Luật sư chuyên về tranh chấp đất đai nhà ở uy tín tại TPHCM
Nguyên nhân chủ quan
Trên thực tế, việc quản lý đất đai còn lỏng lẻo, nhiều chính sách, quy định chưa hướng dẫn cụ thể dẫn đến nhiều sai phạm và sản sinh nhiều sơ hở.
Nhiều tranh chấp phát sinh vì hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh, cấp nhầm, cấp trùng thửa đất. Chưa thống nhất được những tài liệu chứng minh quyền sở hữu đất đai từ thời kỳ trước và thời điểm hiện nay, hồ sơ giao đất trước và nay chưa được đồng bộ. Một số văn bản pháp lý liên quan đến đất đai của từng địa phương còn chưa rõ ràng, hoặc có những chủ trương chưa phù hợp, việc thu hồi đất và bồi thường còn xảy ra nhiều bất đồng.
Có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai, nhưng việc phổ biến cho người dân còn hạn chế, dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình giao dịch.
Xem thêm: 3 cách giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan tới tranh chấp đất đai. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.