Tranh chấp đất đai luôn là một trong những đề tài rất phổ biến hiện nay. Các vụ án về tranh chấp đất đai thường phức tạp và kéo dài, tốn kém thời gian, công sức của người khởi kiện. Bài viết này Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn về 3 cách giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành để quý độc giả tham khảo.
Những cách giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
Các bên tự thương lượng trong giải quyết tranh chấp đất đai
Thương lượng là việc hai hay nhiều bên gặp nhau để thỏa thuận giải quyết, các bên có thể bộc lộ ý chí mong muốn của mình cho bên còn lại, các bên tự bàn bạc, dàn xếp, cùng nhau tháo gỡ những bất đồng, đi đến thống nhất mà không cần sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Nhà nước luôn khuyến khích, ưu tiên sự tự do thỏa thuận của các bên, miễn là sự thỏa thuận không trái với pháp luật.
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Hòa giải ngoài tố tụng
Là phương thức hòa giải không bị ảnh hưởng bởi các trình tự, thủ tục với quá trình tố tụng. Hai bên có mong muốn, thiện chí giải quyết tranh chấp bằng cách tự mình thực hiện việc thương lượng, hòa giải.
Hòa giải cơ sở
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở giải thích: Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Hòa giải tại UBND cấp xã
Hòa giải tại UBND cấp xã là khi có tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Hòa giải tranh chấp về quyền sử dụng đất là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện để Tòa án xem xét thụ lý vụ án.
Hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án
Tòa án sẽ tiến hành tổ chức hòa giải để các bên tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Hòa giải trong tố tụng
Tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định hòa giải trong tố tụng dân sự:
Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Thủ tục này thường bắt đầu ở phần thủ tục phiên tòa, chủ tọa sẽ hỏi các đương sự về sự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án. Trong quá trình xét xử, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định tạm ngưng phiên Tòa cho các bên tự hòa giải.
Khởi kiện hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thủ tục nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
– Đơn khởi kiện;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác chứng minh sở hữu hợp pháp theo quy định;
– Biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi có đất đang tranh chấp;
– Giấy tờ tài liệu khác liên quan đến tranh chấp;
– Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện.
Trình tự thực hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ khởi kiện thì người có yêu cầu sẽ nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định thụ lý vụ án.
Khi vụ án đã được thụ lý thì người có yêu cầu phải đóng tiền tạm ứng án phí, nộp lại biên lai cho Tòa án và chờ Tòa án thực hiện các bước theo quy định về tố tụng.
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………..,ngày…..tháng…..năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Tòa án nhân dân…….…………………………………………………………………………………………………………….
Người khởi kiện:
Họ và tên:…………………………………………………………………………….………………………………………………………..
CMND/CCCD: …………………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………….…………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………………………
Người bị kiện:
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..
CMND/CCCD: ………………………………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………….…………………………………………………………..
Nội dung khởi kiện:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Yêu cầu khởi kiện:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tài liệu chứng cứ kèm theo:
1. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Người khởi kiện
(ký, ghi rõ họ tên)
Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ được pháp luật quy định thế nào?
Khi đương sự tranh chấp mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ hợp pháp theo quy định thì có thể nộp yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định.
Bên có yêu cầu tranh chấp sẽ chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, gồm:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
– Biên bản hòa giải;
– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính,…..
– Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền sẽ xem xét, tiếp nhận hồ sơ. Sau đó sẽ tổ chức thẩm tra, xác minh vụ việc và tiến hành tổ chức giải quyết tranh chấp.
Dịch vụ luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai uy tín tại TPHCM
Luật Nguyễn Hưng với đội ngũ luật sư chuyên về tranh chấp đất đai nhà ở có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai và nhà ở. Tham gia nhiều vụ án tranh chấp đất đai trong và ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, giải quyết được nhiều vụ án tranh chấp phức tạp.
Luật Nguyễn Hưng hỗ trợ từ giai đoạn tư vấn khởi kiện ban đầu, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, giúp khách hàng thu thập chứng cứ có lợi liên quan, trực tiếp tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.