Tranh chấp đất đai luôn là một trong những loại tranh chấp phức tạp nhất thuộc thẩm quyền tòa án. Rất nhiều vụ án tranh chấp đất đai kéo dài hàng chục năm mới có thể giải quyết. Vậy những khó khăn và bất cập trong giải quyết tranh chấp đất đai là gì? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Khó khăn về quy định pháp luật
Pháp luật về đất đai đã có từ khá lâu, tuy nhiên vẫn phải thay đổi liên tục để phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn. Mỗi lần thay đổi, pháp luật đất đai lại không có các quy định rõ ràng về các quan hệ đất đai ngay tại thời điểm đó, cũng chưa có các văn bản hướng dẫn kịp thời để giải quyết các tranh chấp đất đai phát sinh trong thực tế.
Vì việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật vẫn còn là một trong những tranh chấp phức tạp và khó giải quyết. Cho nên, khi xảy ra tranh chấp các bên có xu hướng tự giải quyết xung đột, tranh chấp mà bỏ qua hướng giải quyết theo pháp luật, gây ra nhiều thiệt hại.
Khó khăn từ việc quản lý của cơ quan chức năng
Việc quản lý của cơ quan chức năng vẫn còn yếu kém, lưu trữ, quản lý hồ sơ còn thủ công và dễ dẫn đến tình trạng hồ sơ bị thất lạc, thiếu hồ sơ, thông tin bị chậm cập nhật, không chính xác so với thực tế.
Khi trách nhiệm quản lý hồ sơ của cơ quan chức năng không đảm bảo thì việc cung cấp thông tin cần thiết khi xảy ra tranh chấp sẽ bị chậm trễ, thiếu chính xác, không đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và gây ra thiệt hại cho các bên.
Người dân không hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình
Sự tiếp cận của người dân đối với pháp luật về đất đai còn chưa phổ biến, phần lớn những chủ thể tham gia giao dịch đất đai còn chưa hiểu hết về quyền, nghĩa vụ của mình trong giao dịch, còn rất mơ hồ về các quy định pháp luật. Đây là một trong những khó khăn lớn khi xảy ra tranh chấp.
Một số vấn đề bất cập trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay
Về quy định hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai vẫn chưa rõ ràng, tranh chấp đất đai xảy ra ở nhiều dạng trên thực tế. Có 02 hình thức hòa giải gồm: Hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng, có những tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nhưng những nơi không có cấp xã thì chưa thấy hướng dẫn về thẩm quyền hòa giải.
Khó xác định được quan hệ tranh chấp đất đai nào thuộc trường hợp bắt buộc hoặc không bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Điều này gây bất cập về thẩm quyền giải quyết, giao cho Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai khi chưa có bất cứ loại giấy tờ gì là trao vượt quá chức năng, thẩm quyền của Tòa án. Tòa án có quyền xác định ai là người có quyền dân sự trong tranh chấp dựa trên những chứng cứ, hồ sơ vụ án. Quyền xác định ai được quyền sử dụng đất khi chưa có căn cứ pháp luật, chưa được công nhận pháp lý vốn dĩ phải là thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nay quy định như trên là trao thêm quyền cho Tòa án, trong khi Tòa án không phải là cơ quan trực tiếp quản lý về đất đai, không có sự thống nhất trong quản lý đất đai.
Về hoạt động phối hợp trong giải quyết tranh chấp đất đai
Thực tế thì hoạt động phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai chưa thật sự có hiệu quả. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, khi cần xác minh, cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan mà cơ quan hành chính và cơ quan chuyên môn là nơi lưu giữ, quản lý lại không hợp tác, có những cán bộ gây khó dễ, chậm cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Có nên sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở?
Như đã phân tích, tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phức tạp và đa dạng. Đa phần các chủ thể tham gia giao dịch đất đai thường chưa nắm rõ các quy định của pháp luật.
Những kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm của Luật sư sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tranh chấp mà mình đang vướng phải, định hướng cho khách hàng các phương án giải quyết và lựa chọn phương án phù hợp nhất và có lợi nhất cho khách hàng. Trường hợp bắt buộc phải khởi kiện, Luật sư sẽ tư vấn cụ thể các bước khi tham gia tố tụng, những lợi thế, khó khăn có thể nhìn thấy được trong quá trình giải quyết. Giúp khách hàng liệt kê, thu thập những chứng cứ có lợi, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng và đặc biệt là giải quyết tranh chấp đúng pháp luật.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai uy tín của Luật Nguyễn Hưng TPHCM
Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm, Luật Nguyễn Hưng đã và đang giải quyết hàng trăm vụ tranh chấp đất đai lớn, nhỏ. Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Nguyễn Hưng thường sẽ thông qua các bước cơ bản như:
- Tiếp nhận yêu cầu tư vấn và thực hiện tư vấn cho khách hàng: Thông qua việc tư vấn, trao đổi với khách hàng, Luật sư sẽ xác định được loại tranh chấp, quan hệ tranh chấp, yêu cầu của khách hàng đối với việc tranh chấp và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc tranh chấp. Định hướng cho khách hàng có nên khởi kiện hay chỉ nên dùng các biện pháp khác, phân tích những thuận lợi và khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ hoặc trực tiếp thu thập chứng cứ có lợi cho khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp.
- Luật Nguyễn Hưng sẽ cử Luật sư chuyên môn trực tiếp tham gia hòa giải hoặc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng tại Tòa án. Luật sư sẽ tư vấn xuyên suốt, kịp thời các quy định của pháp luật và đưa ra những nhận định đúng đắn đối với từng giai đoạn tố tụng.
- Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên Tòa, đưa ra những lập luận, luận cứ dựa trên hồ sơ vụ án và áp dụng chính xác các quy định của pháp luật.