090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tranh chấp thương mại là gì? Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là gì? Có mấy loại tranh chấp thương mại? Giải quyết các tranh chấp thương mại cần đáp ứng các yêu cầu nào? Có những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nào? Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại là bao lâu? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, bản chất của tranh chấp thương mại là việc một hay nhiều bên trong hoạt động thương mại có hành vi vi phạm, xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của các bên còn lại.

Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại là gì?

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại có những đặc điểm như:

– Tranh chấp thương mại là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên về hàng hóa, cung ứng dịch vụ,…..

– Về lĩnh vực: Tranh chấp thương mại phát sinh từ hoạt động thương mại, do hành vi vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên còn lại.

– Về chủ thể: Đa phần chủ thể của tranh chấp này là các thương nhân, nhưng trong một số trường hợp thì các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại, tùy thuộc vào bản chất của quan hệ thương mại trong từng trường hợp cụ thể.

>> Xem ngay: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp chuyên nghiệp tại Luật Nguyễn Hưng.

Phân loại tranh chấp thương mại

– Tranh chấp theo lãnh thổ: Tùy vào hoạt động thương mại có thể xảy ra tranh chấp thương mại trong nước hoặc tranh chấp thương mại quốc tế.

– Số lượng chủ thể tham gia tranh chấp: Tranh chấp giữa hai bên hay nhiều bên chủ thể.

– Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên: Tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán, dịch vụ, sở hữu trí tuệ,…

– Tranh chấp căn cứ vào tiến trình thực hiện hợp đồng: Quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết,…

– Thời điểm phát sinh tranh chấp: Tranh chấp quyền và nghĩa vụ phát sinh ở hiện tại hoặc tương lai.

>> Tham khảo: Nhận diện và hạn chế những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại

Giải quyết các tranh chấp thương mại cần đáp ứng các yêu cầu nào?

Những chủ thể có nhu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại thường ưu tiên sự đơn giản, chính xác và đảm bảo quyền lợi các bên một cách khách quan.

– Hình thức, thủ tục giải quyết linh hoạt, đa dạng có thể phù hợp với nhiều quan hệ thương mại, cũng như đảm bảo được lợi ích của các chủ thể.

– Thời gian giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hạn chế việc kéo dài gây cản trở hoạt động kinh doanh. Giảm thiểu rủi ro về mặt thời gian, uy tín và hiệu quả.

– Chính xác, hợp lý, đúng pháp luật nhưng vẫn mang tính cưỡng chế thi hành cao.

– Cam kết, đảm bảo được tính riêng tư, bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trong hoạt động kinh doanh.

– Chi phí ít tốn kém.

– Có tính dân chủ cao, bình đẳng, khách quan và đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên.

Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Thương lượng giữa các bên

Là việc các bên chủ thể tự giải quyết tranh chấp bằng việc bàn bạc, tự dàn xếp, thỏa thuận những mâu thuẫn, bất đồng trong hoạt động thương mại mà không cần bất kỳ sự trợ giúp của cá nhân hay phán quyết của tổ chức nào.

Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết có sự tham gia của bên thứu ba được gọi là bên trung gian hỗ trợ việc hòa giải, đưa ra các giải pháp thuyết phục các bên tranh chấp, cùng nhau tìm ra phương án giải quyết gọn nhẹ, nhanh chóng.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được các bên thỏa thuận lựa chọn khi xảy ra tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài sẽ được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Phương thức này được diễn ra thông qua hoạt động của Trọng tài viên và có phán quyết cuối cùng của trọng tài và các bên phải thực hiện theo phán quyết.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Cơ quan xét xử là Tòa án có thẩm quyền, các bên buộc phải tuân thủ và thực hiện theo các trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Tòa án sẽ ra bản án hoặc quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bởi các cơ quan liên quan.

>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giải quyết thế nào?

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại

Căn cứ Điều 319 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện như sau:

Điều 319. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

Trên đây là tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về vấn về tranh chấp thương mại. Quý bạn đọc đang có nhu cầu tìm luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00