090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi và vợ đã kết hôn được 6 tháng thì vợ báo tin đã có thai 3 tháng. Nhưng đứa con trong bụng của vợ tôi lại là con của người khác chính từ lời thừa nhận của cô ấy. Vậy trường hợp vợ ngoại tình có thai với người khác thì tôi có được quyền đơn phương ly hôn không? Cách giải quyết như thế nào?

Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?
Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?

Trả lời:

– Chào bạn. Theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, chồng không thể đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng chứ không hạn chế quyền ly hôn của người vợ trong trường hợp này, nên bạn có thể thỏa thuận, thương lượng với vợ về việc ly hôn. Nếu người vợ không đồng ý ly hôn thì bạn cần đợi đến khi con đủ 12 tháng tuổi thì bạn có quyền yêu cầu ly hôn, tại khoản 1 Điều 56 Luật trên, nếu bạn có căn cứ chứng mình việc vợ vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, cụ thể là ngoại tình thì bạn vẫn có thể đơn phương ly hôn. Để ly hôn đơn phương cần hoàn thành các thủ tục như sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân;

Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương quy định cụ thể như sau:

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án cấp quận/huyện nơi vợ bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

– Bước 2: Tòa án ra thông báo thụ ly đơn xin ly hôn;

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn quy định Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

– Bước 3: Vợ hoặc chồng nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn;

Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Bước 4: Tòa án nhân dân tiến hành hòa giải ly hôn;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

– Bước 5: Mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành và các bên không thay đổi quyết định về việc ly hôn. Tòa án nhân dân sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn.

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói uy tín tại Luật Nguyễn Hưng.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình

Căn cứ theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Ngoài ra, nếu 1 bên vợ hay chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì bên thứ ba( cha, mẹ, người thân thích khác của nạn nhân) cũng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

Lưu ý: Chồng không thể yêu cầu giải quyết ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

>> Xem thêm: 4 quyền lợi của người phụ nữ được hưởng khi ly hôn

3 sự thật nên biết trước khi có ý định “ngoại tình”

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.(Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) Vậy người có hành vi ngoại tình sẽ bị chịu những trách nhiệm như thế nào?

Sẽ có thể bị đi tù

Theo luật hình sự, hành vi ngoại tình được xem là tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, cụ thể là tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Từ đây, ta thấy mức khung hình phạt đối với người có hành vi ngoại tình nhẹ thì phạt cảnh cáo, nặng thì có thể phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức xử phạt hành chính sẽ căn cứ vào Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP để xử phạt, tùy từng trường hợp.

Sẽ “thiệt” khi chia tài sản ly hôn

Mặc dù pháp luật không quy định ngoại tình thì không được phân chia tài sản, tài sản chung vẫn theo nguyên tắc sẽ được chia đôi, tuy nhiên sẽ tính đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lợi ích chính đáng trong sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp, lỗi của mỗi bên. Theo đó, nếu một người có căn cứ chứng minh người còn lại có lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (nghĩa vụ thương yêu, chung thủy,…) thì người đó có quyền yêu cầu được phân chia nhiều tài sản hơn người còn lại.

>> Xem thêm: Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn như thế nào?

Có thể bị mất quyền nuôi con

Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con thì sẽ do Tòa án giải quyết dựa vào 3 cơ sở:

  • Quyền lợi về mọi mặt của con.
  • Nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  • Đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện thì sẽ có những có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con sau ly hôn cần những điều kiện gì?

Ngoại tình là việc một người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi ngoại tình cũng không có đủ đạo đức và nhân phẩm để có thể dạy dỗ con cái, cũng như không đủ điều kiện trong việc giúp con hình thành nhân cách, đây có thể là căn cứ để Tòa án xem xét việc không giao con cho người này nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn.

Trên đây là tư vấn giải đáp về vấn đề “Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?“. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn, phân chia tài sản chung, giành quyền nuôi con khi hôn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00