Ngoại tình là gì, được pháp luật quy định như thế nào? Ngoại tình có vi phạm pháp luật không? Hành vi ngoại tình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Thế nào là bằng chứng ngoại tình? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngoại tình là gì?
Ngoại tình là cụm từ dùng để nói về một người đã kết hôn nhưng lại có các hành vi tình dục, thân mật với người khác mà không phải là vợ/chồng hợp pháp của mình hoặc dùng để chỉ người độc thân nhưng lại có quan hệ tình cảm như vợ chồng với người đã kết hôn.
Trong cuộc sống thường ngày, cụm từ ngoại tình cũng được sử dụng phổ biến để chỉ những người không chung thủy, mang tính tiêu cực và phản ánh hành vi trái với đạo đức xã hội.
Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?
Quan hệ hôn nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, ngoại tình trong quan hệ hôn nhân là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể:
- Tại điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cấm các hành vi “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
- Tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”
Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau theo chế độ một vợ một chồng, pháp luật quy định rõ về các điều cấm, quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân, nếu một bên có mối quan hệ tình cảm, tình dục hoặc sống với người khác khi trong quan hệ hôn nhân thì đó là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này không được pháp luật cho phép và trái với đạo đức xã hội.
Ngoại tình là một trong những lý do không hiếm gặp gây ra sự đổ vỡ của nhiều cuộc hôn nhân. Đa số các vụ việc về đơn phương ly hôn đều là do vợ/chồng ngoại tình, bạo lực gia đình hoặc có con riêng… Đây cũng là hành vi rất khó để hòa giải.
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề này => hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói TPHCM tại Luật Nguyễn Hưng – chỉ cần 1 lần tới tòa, 7 ngày kết thúc hôn nhân, hoàn tiền 100% nếu kết quả không đạt.
Hành vi ngoại tình bị xử lý như thế nào?
Hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi mà áp dụng biện pháp xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Tại khoản 1Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và quy phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
……………………………………….”
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tại Điều 182 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Xem thêm: Bạo lực gia đình là gì? Hành vi bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào?
Có con riêng trong thời kỳ hôn nhân có bị xử lý hình sự không?
Có con riêng trong thời kỳ hôn nhân là căn cứ để xác định vợ/chồng đã có hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
Để xác định có bị xử lý hình sự hay không thì còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Tại Điều 182 Bộ luật hình sự đã quy định rõ các trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc ngoại tình ví dụ nếu việc có con riêng trong thời kỳ hôn nhân là nguyên nhân dẫn đến việc một hoặc hai bên ly hôn thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều này, bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; Nếu việc có con riêng trong thời kỳ hôn nhân làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều này, phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Xem thêm: Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào?
Thế nào là bằng chứng ngoại tình?
Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn, băng ghi âm, ghi hình,….. thể hiện việc một bên có tình cảm, tình dục với người khác. Những bằng chứng này phải được thu thập hợp pháp, khách quan, đúng sự thật và được Tòa án công nhận. Trong trường hợp ngoại tình có con riêng thì có thể yêu cầu Tòa án giám định ADN của người con riêng, việc giám định với mục đích chứng minh đứa trẻ không phải là con chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ là con của vợ/chồng với một người khác.
>> Xem thêm: 10 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam hiện nay tăng cao
Mẫu đơn tố cáo vợ/chồng ngoại tình mới nhất năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng)
Kính gửi: Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an quận/huyện………………………………………………………………..
Người tố cáo
Tôi tên: ……………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
Sinh năm: ……………………………………………………………………….……………………………………………………………………….
Cư trú: ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………….
Người bị tố cáo
Ông/bà: ……………………………………………………………………….………………………………………………………………………….
Sinh năm: ……………………………………………………………………….……………………………………………………………………….
Cư trú: ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………….
Nội dung vụ việc:
Tôi và ông/bà…………… kết hôn năm……………… Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số………….. Tuy nhiên, ………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………
……………………(Trình bày cụ thể hành vi vi phạm)………………………………………………………………………………………….
Nay, tôi đề nghị………………………………………………………………….…………………………………………………………………
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………, ngày……tháng……năm……..
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Tóm lại ngoại tình là một hành vi trái với đạo đức xã hội không được pháp luật cho phép và cần được lên án. Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ. Kéo theo tỷ lệ ly hôn tại nước ta vẫn đang tăng hàng năm. Qua bài viết này của Luật Nguyễn Hưng, quý đọc giả đã hiểu hơn về khái niệm ngoại tình là gì, hành vi ngoại tình bị xử lý như thế nào và đặc biệt thế nào là bằng chứng ngoại tình. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích dành cho quý đọc giả.