090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định pháp luật

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật như thế nào? Nguyên tắc hỗ trợ và những hành vi bị cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa rao sao? Những chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được xác định dựa trên quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ không được xác định dựa trên tổng nguồn vốn mà dựa trên tổng số lao động, doanh nghiệp siêu nhỏ có tổng số lao động từ 10 người trở xuống.

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ có tổng nguồn vốn là 20 tỷ đồng trở xuống và số lao động từ trên 10 người đến 200 người, lĩnh vực thương mại và dịch vụ có tổng nguồn vốn 10 tỷ đồng trở xuống và số lao động từ trên 10 người đến 50 người.

Doanh nghiệp nhỏ là gì?
Doanh nghiệp nhỏ là gì?

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp vừa có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và số lao động từ trên 200 người đến 300 người, lĩnh vực thương mại và dịch vụ có tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và số lao động từ trên 50 người đến 100 người.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu chi xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, cụ thể:

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối với doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

>> Xem thêm: 5 loại hình doanh nghiệp ở việt nam, phổ biến nhất là loại hình nào?

Nguyên tắc hỗ trợ và những hành vi bị cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

– Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thực hiện theo đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật, tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế.

– Việc hỗ trợ phải được đảm bảo công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.

– Phải đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng, đáp ứng được các điều kiện đối với các mức hỗ trợ.

Tại Điều 4 Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện hỗ trợ như sau:

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ

Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Việc hỗ trợ về thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện theo dự toán ngân sách hàng năm, Trong trường hợp xác định mục tiêu hỗ trợ theo giai đoạn trung hạn hoặc dài hạn, việc hỗ trợ về thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh có thể thực hiện theo Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.

Căn cứ nguồn lực hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định số lượng doanh nghiệp được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ trước;

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được hỗ trợ trước.

Những hành vi bị cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ Điều 7 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.

Những chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP

Hỗ trợ công nghệ

Việc hỗ trợ công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định chi tiết tại Điều 11 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

– Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp;

– Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp tuê, mua các giải pháp chuyển đổi số;

– Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp;

– Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp;

– Cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc xây dựng cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung,….

Hỗ trợ thông tin

Tại Điều 12 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về việc hỗ trợ thông tin cho danh nghiệp nhỏ và vừa.

Được miễn phí truy cập các thông tin trên Cổng thông tin và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hỗ trợ tư vấn

Việc hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 13 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có 02 nội dung chính.

– Mạng lưới tư vấn viên.

Các cá nhân, tổ chức đều phải đảm bảo về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp thì được đăng ký vào mạng lưới này.

– Nội dung hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP

– Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp;

– Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp;

– Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến;

– Hỗ trợ đào tạo nghề.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan tới doanh nghiệp khác hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00