090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

5 loại hình doanh nghiệp ở việt nam, phổ biến nhất là loại hình nào?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì ở nước ta hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Bạn có biết loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất không? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm câu trả lời nhé!

Doanh nghiệp là gì?

Tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Doanh nghiệp mang những đặc điểm của một tổ chức, trước hết là được đăng ký thành lập hợp pháp và được nhà nước công nhận bằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều mang những dấu hiệu riêng biệt và dễ thấy nhất là tên gọi riêng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có trụ sở để thực hiện giao dịch, có tài sản riêng để quản lý và mục đích chủ yếu của doanh nghiệp là kinh doanh.

5 loại hình doanh nghiệp hiện nay
5 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí hình thức pháp lý

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp đucowj quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có một chủ sở hữu là cá nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế về khả năng huy động vốn, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Về thành viên, có thể có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vốn công ty.
  • Về tư cách pháp lý, được công nhận với tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Khả năng huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần được quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 với những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty để huy động vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có những đặc điểm như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan.

>> Xem thêm: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định pháp luật

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

  • Về thành viên, có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Về tư cách pháp lý, được pháp luật thừa nhận có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần (trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần) nhưng được phát hành trái phiếu.

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay?

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những thuận lợi và những khó khăn riêng, những người thành lập doanh nghiệp phải tìm hiểu và lựa chọn loại hình phù hợp với khả năng nguồn vốn cũng như là loại hình đem về lợi nhuận cao nhất khi kinh doanh bởi đó là mục đích chính của doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất?
Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất?

Hiện nay, theo những số liệu thống kê về đăng ký thành lập doanh nghiệp thì loại hình doanh nghiệp phổ biến và được đa số doanh nghiệp lựa chọn chính là công ty TNHH 1 thành viên. Có thể lý giải cho sự lựa chọn bởi một số nguyên nhân loại hình này đem đến nhiều ưu thế khi thành lập và hoạt động kinh doanh. Đầu tiên là việc điều hành và quản lý không phức tạp vì chủ sở hữu được toàn quyền quyết định về vấn đề liên quan đến hoạt động công ty, tính rủi ro thấp chủ sở hữu doanh nghiệp. Kế đến là việc dễ dàng kiểm soát vốn góp và chuyển nhượng vốn góp, không cho người lạ đầu tư vào công ty. Và cuối cùng có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa mô hình này với các mô hình khác là số lượng thành viên công ty ít, dễ quản lý, cơ cấu dễ thành lập và không bị giới hạn về ngành, nghề kinh doanh. Thực tế xu hướng hiện nay nhà đầu tư chọn loại hình này với ý muốn làm chủ sở hữu doanh nghiệp của bản thân mình và đăng ký dễ dàng hơn với số vốn và quy mô phù hợp.

Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự là loại hình doanh nghiệp nào?

Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự được tổ chức và hoạt động theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân do Luật sư Nguyễn Văn Hưng làm đại diện theo pháp luật.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động trong nghề, Luật sư Nguyễn Văn Hưng (trưởng văn phòng) cùng với các cộng sự của mình đã và đang nỗ lực mang đến những dịch vụ pháp lý tốt nhất nhằm hướng đến sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00