090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Rủi ro pháp lý là gì? Cách hạn chế rủi ro pháp lý của doanh nghiệp

Rủi ro pháp lý là gì? Nguyên nhân gây ra những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp là gì? Những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp thường gặp và cách hạn chế rủi ro như thế nào? Với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp của Luật Nguyễn Hưng. Chúng tôi sẽ chia sẻ về những cách hạn chế rủi ro pháp lý của doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Rủi ro pháp lý là gì?

Rủi ro là từ dùng để chỉ những sự việc không tốt lành, không mong muốn xảy ra để lại hậu quả nặng nề. Rủi ro pháp lý có thể hiểu là những rủi ro có thể xảy ra khi một sự kiện pháp lý bất ngờ thay đổi hoặc một sự việc bất ngờ xảy đến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, hoạt động kinh doanh,….

Rủi ro pháp lý là gì? Cách hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp
Rủi ro pháp lý là gì? Cách hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp

Nguyên nhân gây ra những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp là gì?

Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro pháp lý có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các rủi ro pháp lý được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau, tùy vào mức độ rủi ro cao hay thấp.

Một số nguyên nhân của rủi ro pháp lý như: Bất ổn chính trị, vật giá tăng nhanh, luật pháp còn nhiều hạn chế, các chính sách kinh doanh thương mại…..

>> Xem thêm: Nhận diện và hạn chế những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại

Những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp thường gặp

Rủi ro pháp lý trong nội bộ doanh nghiệp

Thông thường rủi ro này thường xuất hiện giữa các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, giữa các thành viên cổ đông trong công ty với những người trực tiếp điều hành công ty, giữa doanh nghiệp với người lao động….

Khi có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh, thay đổi trong quản lý doanh nghiệp thì thường sẽ xuất hiện những bất đồng quan điểm, nếu không bàn bạc thương lượng được thì dễ dẫn đến tình trạng kiện cáo, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình truệ, gián đoạn làm ảnh hưởng đến năng xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Rủi ro pháp lý do tranh chấp bên ngoài

Có thể hiểu rủi ro này là rủi ro trong quan hệ với các đối tác của doanh nghiệp, bao gồm cả khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên kết trong hoạt động kinh doanh.

Mối quan hệ này được hình thành dựa trên sự phát triển lợi nhuận của đôi bên, bình đẳng, tự do thỏa thuận và cũng sẽ tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Khi có sự thay đổi pháp lý, thị trường bất ổn sẽ dẫn đến các rủi ro về hợp đồng, ngoài hợp đồng, tranh chấp, thương hiệu,…Những rủi ro này thường xảy ra trong hoạt động doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.

>> Xem thêm: Tranh chấp thương mại là gì?

Rủi ro khách quan khác

Rủi ro khách quan thường là những lí do bất khả kháng, do thị trường biến động hoặc do có sự thay đổi pháp lý.

Ngoài ra, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý còn có:

  • Do thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật.
  • Những doanh nghiệp khi có các hoạt động liên quan đến các thông lệ quốc tế, thường chưa chuẩn bị kỹ các kiến thức cũng như kinh nghiệm khi thực hiện các giao dịch thương mại.
  • Trước khi thực hiện các giao dịch, doanh nghiệp thường chưa có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư.
  • Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức bộ máy quản lý.
  • Thiên tai, dịch bệnh, biến động xã hội.
  • ………

Cách hạn chế rủi ro pháp lý của doanh nghiệp

Để khắc phục, hạn chế những rủi ro pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp thường có những cách như:

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp
  • Lên kế hoạch dự trù rủi ro, các phương pháp phòng tránh rủi ro khi tham gia các hoạt động giao dịch.
  • Tạo thói quen nghiên cứu pháp luật khi có các sự kiện pháp lý xảy ra, tham vấn ý kiến của luật sư, chuyên gia pháp lý.
  • Kiểm tra tình hình năng lực tài chính, tư cách pháp lý của đối tác liên kết.
  • ………

(*) Tham khảo bài viết: 5 lý do doanh nghiệp nên có luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên.

Ví dụ về rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp

Khi chuẩn bị kí kết hợp đồng Doanh nghiệp cần nhờ luật sư nghiên cứu, tư vấn về tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, dự đoán những rủi ro pháp lý có thể xảy ra, lên kế hoạch cho những thay đổi và đảm bảo hạn chế tối đa hậu quả.

Khi đã chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, doanh nghiệp sẽ tự tin hơn khi tiến hành đàm phán, đảm bảo thượng tôn pháp luật, tiết kiệm thời gian và mang lại lợi nhuận thực tế. Có những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm như:

  • Các bên được tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
  • Mức giá của đối tác phải phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty và với thị trường.
  • Dự trù những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra, đưa ra hướng giải quyết trong trường hợp này.
  • Thỏa thuận chi tiết về các địa điểm giao, nhận hàng hóa.
  • Những hao hụt trong phạm vi cho phép.
  • ….

Bài viết là những kinh nghiệm được Luật Nguyễn Hưng đúc kết lại trong quá trình nhiều năm cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Hy vọng qua bài viết này sẽ đem lại những kiến thức hữu ích dành cho mọi người.

5/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00