090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Truy tố là gì? Phân biệt giữa truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự

Khái niệm truy tố là gì? Bản chất pháp lý của truy tố trong tố tụng hình sự như thế nào? Vai trò và trách nhiện của cơ quan có thẩm quyền truy tố ra sao?Truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự khác gì nhau? Tất cả các vấn đề này Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết sau đây.

Truy tố là gì?

Truy tố là một trong những bước tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi hoàn tất các hồ sơ, tài liệu vụ án, Cơ quan điều tra, Cơ quan có thẩm quyền sẽ tổng hợp và chuyển toàn bộ qua cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng truy tố. Viện kiểm sát tiến hành những biện pháp tố tụng theo luật định để tiến hành thẩm tra toàn bộ vụ án.

Truy tố là gì?
Truy tố là gì?

Bản chất pháp lý của truy tố trong tố tụng hình sự

Truy tố được xem là hoạt động độc lập trong quá trình tố tụng của vụ án hình sự, giai đoạn này Viện kiểm sát sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết trong phạm vi thẩm quyền của mình để kiểm tra tính hợp pháp và căn cứ pháp lý của toàn bộ vụ án nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan, truy cứu đúng người đúng tội và đúng pháp luật.

Vai trò và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền truy tố

Truy tố là giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng nhằm bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử, truy tố cũng là chức năng quan trọng của Viện kiểm sát.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tìm ra sự thật cho vụ án, trách nhiệm chứng minh tội phạm. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cảu mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, nếu xác định có tội thì phải cung cấp, làm rõ chức cứ xác định có tội và nếu không có tội phải cú chứng cứ xác định vô tội, đánh giá xem xét các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ nếu có.

Thời gian quyết định việc truy tố

Thời gian truy tố bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ, tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc khi Viện kiểm sát ra một trong các quyết định như: Truy tố bị can, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

So sánh giữa truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự

Truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự là hai giai đoạn khác nhau. Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong hoạt động tố tụng hình sự, còn truy tố là giai đoạn sau. Để phân biệt sự khác nhau giữa truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự vui lòng xem bảng so sánh dưới đây.

Truy tố và khởi tố khác nhau thế nào?
Truy tố và khởi tố khác nhau thế nào?
Tiêu chí Khởi tố Truy tố
Khái niệm Khởi tố là sau khi nhận được tin tố cáo, tố giác tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm, xác định hành vi của người phạm tội có gây nguy hiểm cho xã hội hay không. Đồng thời sẽ ban hành quyết định khởi tố hay không khởi tố hành vi đó Truy tố là giai đoạn sau khi cơ quan điều tra tổng hợp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án chuyển sang cho Viện kiểm sát tiến hành kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ vụ án một cách toàn diện. Viện kiểm sát sẽ ra một trong các quyết định truy tố, trả hồ sơ bổ sung hay đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
Thẩm quyền – Cơ quan điều tra

– Viện kiể sát

– Hội đồng xét xử

– Ngoài ra, Cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Viện kiểm sát
Thời điểm thực hiện Là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự. Là giai đoạn thứ ba trong tố tụng hình sự, sau giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra
Thời hạn ra quyết định Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Nếu chưa thể kết thúc việc điều tra trong 02 tháng thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

(Điều 147 BLTTHS)

Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặt biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ wos vụ án và bản kết luận điều tra (Điều 240 BLTTHS)
Công việc thực hiện Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh tội phạm, xác định hành vi và mức độ phạm tội có gây nguy hiểm cho xã hội hay không Viện kiểm sát dùng những biện pháp cần thiết để kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ hồ sơ vụ án một cách khách quan, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định kết thúc giai đoạn truy tố chuyển sang giai đoạn tố tụng khác
Kết quả Cơ quan có thẩm quyền ra một trong các quyế định:

– Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Kết thúc giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

– Truy tố bị can trước Tòa án;

– Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

– Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Qua bảng so sánh trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự. Nếu quý khách cần tư vấn và giải đáp các vấn đề về truy tố trong tố tụng hình sự. Vui lòng gửi câu hỏi về Luật Nguyễn Hưng qua email vplsnguyenhung@gmail.com. Hoặc liên hệ văn phòng luật sư qua số điện thoại: (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn giải đáp.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00