090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Thư bảo lãnh ngân hàng là gì? Có mấy loại bảo lãnh ngân hàng? Quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng ra sao? Quy trình thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng như thế nào? Ưu nhược điểm của bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng là gì? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết bên dưới.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bộ luật dân sự giải thích bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa cụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

Ví dụ: Ngân hàng TMCP B đứng ra bảo lãnh cho Công ty Cổ phần X vay tiền của Ngân hàng TMCP C. Trong trường hợp này, ngân hàng B được gọi là bên bảo lãnh, Công ty X là bên được bảo lãnh và ngân hàng C đóng vai trò là bên nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Tại điểm a khoản 12 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng giải thích về thư bảo lãnh như sau:

“Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.”

>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giải quyết thế nào?

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Theo phương thức phát hành

Bảo lãnh trực tiếp: Ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.

Bảo lãnh gián tiếp: Ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng.

Bảo lãnh được xác nhận: Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Đồng bảo lãnh: Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Theo hình thức sử dụng

Bảo lãnh có điều kiện: Là loại bảo lãnh mà việc thanh toán chỉ có thể được tiến hành khi người thụ hưởng xuất trình kèm theo thư bảo lãnh một số chứng từ hay giấy chứng nhận được quy định trước.

Bảo lãnh vô điều kiện: Là loại bảo lãnh mà việc thanh toán sẽ được thực hiện khi có yêu cầu bằng văn bản đầu tiên của người thụ hưởng thông báo người được bảo lãnh đã có hành vi vi phạm hợp đồng.

Theo từng mục đích sử dụng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là việc ngân hàng cam kết về việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng, nếu khách hàng thực hiện không đầy đủ nội dung hợp đồng đã cam kết và gây nên tổn thất cho bên thứ ba.

Bảo lãnh thanh toán: Ngân hàng cam kết với người thụ hưởng về việc sẽ thanh toán tiền cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ.

Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (bảo lãnh vay vốn): Ngân hàng cam kết với người cho vay về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng không trả được.

Bảo lãnh dự thầu: Ngân hàng cam kết với chủ đầu tư về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầy neeys bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu.

Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy đủ.

Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng: Ngân hàng cam kết sẽ thay nhà thầu bồi thường cho chủ thầu nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng về chất lương sản phẩm mà không chịu bồi thường hoặc bồi thường không đầy đủ.

Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hóa đơn: Ngân hàng cam kết với người mua về việc thanh toán số tiền khấu trừ giá trị hợp đồng trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.

Các dạng bảo lãnh khác

Thư tín dụng dự phòng: được phát hành bởi ngân hàng với mục đích cam kết trách nhiệm đối với bên thụ hưởng trong việc: Trả lại khoản tiền bên mở tín dụng đã vay hoặc được ứng trước thanh toán bất kỳ cam kết nhận nợ nào của bên mở hoặc thanh toán mọi thiệt hại mà bên mở gây ra do việc không thực hiện cam kết đối với bên thụ hưởng.

Bảo lãnh thuế quan: Ngân hàng đảm bảo cho người có trách nhiệm nộp thuế trước những yêu cầu của cơ quan thuế do chưa thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế.

Bảo lãnh hối phiếu: Ngân hàng đứng ra cam kết sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởng nếu hối phiếu của họ đáo hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán đã quy định trên hối phiếu.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Bên bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thwucj hiện các thủ tục trước khi phát hành chứng khoán và tổ chức phân phối chứng khoán.

Luật Chứng khoán giải thích bảo hành phát hành chứng khoán  là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phi hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.

Quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng

– Các bên sẽ tự thỏa thuận về các cam kết bảo đảm, nghĩa vụ thanh toán cho bên được bảo lãnh;

– Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền tối đa được ghi trên chứng thư;

– Các bên có thể thỏa thuận về biện pháp đảm bảo bằng tiền mặt hoặc tài sản;

– Trong trường hợp người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn giá trị trong tương lai.

Quy trình thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng

Bước 1: Kí hợp đồng

Khi có yêu cầu về việc cung cấp bảo lãnh thanh toán thì các bên sẽ tham gia ký kết hợp đồng về việc bảo lãnh thanh toán.

Bước 2: Lập hồ sơ

Bên được bảo lãnh sẽ cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng nhận bảo lãnh, hồ sơ tùy thuộc theo quy định của từng ngân hàng nhận bảo lãnh.

Bước 3: Xét duyệt

Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét các yếu tố dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp như: Tính khả thi; tính pháp lý; tài sản đảm bảo; năng lực tài chính của bên được bảo lãnh;…

Bước 4: Thông báo thư bảo lãnh

Ngân hàng sẽ cung cấp thư bảo lãnh và Hợp đồng thỏa thuận về việc mở bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh.

Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ bão lãnh

Khi nhận được hồ sơ yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Bước 6: Yêu câu thực hiện nghĩa vụ tài chính

Ngân hàng thông báo cho bên được bả lãnh hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.

Mục đích của bảo lãnh thanh toán là gì?

Tăng sự đảm bảo cho bên thụ hưởng về các khoản thanh toán, giúp cho bên thụ hưởng nhận được thanh toán một cách thuận lợi, đầy đủ đúng hạn về các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đã cung ứng cho được bảo lãnh.

Ưu nhược điểm của bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng là gì?

* Ưu điểm:

– Làm giảm rủi ro tài chính liên quan đến các giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp hoặc các các nhân;

– Giúp các chủ thể kinh doanh yên tâm mở rộng kinh doanh;

– Chi phí bảo lãnh thấp;

– Thủ tục bảo lãnh đơn giản, nhanh chóng;

– Doanh nghiệp sẽ biết được những cơ hội kinh doanh sau khi được ngân hàng phân tích và xác nhận mức độ ổn định tài chính.

* Nhược điểm:

– Còn nhiều doanh nghiệp không được bảo lãnh vì không đủ uy tín;

– Ngân hàng sẽ yêu cầu tài sản thế chấp đối với các bảo lãnh có giá trị cao hoặc tỷ lệ rủi ro cao.

Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?

Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như sau:

Nợ TK 6427 – Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: Thuê môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí lệ phí khác.

Vụ Tài chính – kế toán có hướng dẫn về việc thực hiện chế độ hạch toán đối với các giao dịch liê quan đến nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định.

Hy vọng qua bài viết trên quý khách đã hiểu hơn về bảo lãnh ngân hàng là gì và quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Nếu quý khách có nhu cần tư vấn giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng. Hãy gọi ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận tư vấn từ luật sư. Đội ngũ luật sư tại Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Hưng và Cộng Sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00