090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Phân biệt nguyên quán, quê quán, thường trú, trú quán, nơi sinh

Nguyên quán, quê quán, thường trú, tạm trú, nơi sinh là những thông tin thường xuất hiện trong nhiều loại giấy tờ như sơ yếu lý lịch, CCCD, giấy khai sinh, các loại bằng cấp,… Tuy nhiên nhiều người chắc hẳn chưa biết được ý nghĩa của những thông tin này giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng tìm hiểu chi tiết khái niệm về nguyên quán, quê quán, thường trú, trú quán, nơi sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm về nguyên quán, quê quán, thường trú, trú quán, nơi sinh

Nguyên quán là gì?

Nguyên quán là từ dùng để xác định nguồn gốc của một người, dựa vào những căn cứ nhất định, như: Nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).

Quê quán là gì?

Quê quán được xác định theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, cụ thể như sau:

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Thường trú là gì

Nơi thường trú được quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật cư trú 2020, theo đó nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Khái niệm: nguyên quán, quê quán, thường trú, nơi sinh
Khái niệm: nguyên quán, quê quán, thường trú, nơi sinh

Trú quán là gì?

Theo pháp luật cư trú của Việt Nam hiện tại không có định nghĩa về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.

Theo đó tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của cá nhân là chỗ ở hợp pháp của người đó, nơi họ thường xuyên sinh sống, được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú.

Nơi sinh là gì?

Nơi sinh là địa danh hành chính nơi cá nhân được sinh ra, nơi sinh khác với quê quán, nơi sinh và quê quán là những mục khác nhau được thể hiện trên tờ khai khi đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.

Cách ghi quê quán ở trong lý lịch

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Như vậy, giấy khai sinh là giấy tờ thể hiện quê quán của cá nhân. Do đó, khi ghi quê quán trong lý lịch, cá nhân có thể căn cứ vào giấy khai sinh để ghi thông tin (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay).

Đối với một số trường hợp đặc biệt không biết rõ bố mẹ hoặc không có giấy khai sinh thì có thể ghi quê quán theo quê quán của người nuôi mình từ nhỏ.

Thông tin quê quán phải đầy đủ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tính), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).

Một số câu hỏi thường gặp

Nguyên quán còn được sử dụng không?

Trước đây, tại Thông tư 36/2014/TT-BCA, Bộ Công an quy định nội dung ghi trong Sổ hộ khẩu là nguyên quán. Tuy nhiên, theo Thông tư 55/2021/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021) khái niệm nguyên quán không còn được nhắc đến, do từ thời điểm này, Sổ hộ khẩu đã không còn được cấp mới.

Quê quán của con có phải là nơi sinh của cha?

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Do đó, quê quán của con có thể là quê quán của cha hoặc mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Sai quê quán trong CCCD có bị gì không?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch; nhân dạng đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.

>> Xem thêm: Làm CCCD gắn chip cho người tạm trú tại TPHCM như thế nào?

Căn cước công dân bị sai quê quán tức đã có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân. Điều này làm sai lệch thông tin cơ bản về lai lịch của cá nhân và cần phải cập nhật chỉnh sửa lại.

Theo quy quy định của Luật Căn cước công dân; người dân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nếu thông tin chưa chính xác.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân là phải chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác; hoặc có sự thay đổi.

Bài viết trên là chia sẻ của chúng tôi về các khái niệm: nguyên quán, quê quán, thường trú, trú quán, nơi sinh. Nếu có băn khoăn về các quy định thuộc lĩnh vực Hành chính. Hãy gọi ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận tư vấn từ luật sư. Đội ngũ luật sư tại Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Hưng và Cộng Sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách.

5/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00