090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Cha mẹ mất không để lại di chúc thì nhà đất được chia như thế nào?

Hiện nay những vụ việc về tranh chấp đất đai nhà ở vẫn luôn ở mức cao và có xu hướng tăng. Thực tế có rất nhiều trường hợp do cha mẹ mất không để lại di chúc, dẫn đến những tranh chấp tài sản không đáng có giữa các người con. Vậy cha mẹ mất không để lại di chúc thì nhà đất được chia như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Quy định về thừa kế khi không có di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Xác định hàng thừa kế

Căn cứ theo khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật theo trình tự như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột ủa người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là trường hợp con cuủa người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Cha mẹ mất không để lại di chúc thì nhà đất được chia như thế nào?
Cha mẹ mất không để lại di chúc thì nhà đất được chia như thế nào?

Di sản thừa kế là nhà đất thì phân chia như thế nào?

Căn cứ theo Điều 650 BLDS 2015 trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản của người chết sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó tất cả các di sản mà người chết để lại bao gồm cả quyền sử dụng đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc các hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự.

Điều kiện nhận thừa kế nhà đất

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền thừa kế như sau:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Đồng thời, căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Nghĩa là, điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp lại di chúc có công chứng và chứng thực. Còn đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.

Thủ tục khai di sản thừa kế là nhà đất không có di chúc

– Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm:

+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo mẫu

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu di sản là bất động sản như nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng khác… hoặc nếu là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng.

– Thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên.

Sau khi nộp đủ giấy tờ, hồ sơ Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại, nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận.

+ Bước 2: Tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản.

+ Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế…

Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Giải quyết tranh chấp khi thừa kế nhà đất không có di chúc như thế nào?

Để giải quyết tranh chấp khi thừa kế nhà đất không có di chúc thì làm đơn gửi đến Toà án yêu cầu chia di sản thừa kế nếy thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Quy định về chia di sản thừa kế như sau :

– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở uy tín tại Luật Nguyễn Hưng

Đối với tranh chấp đất đai rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Cho nên dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở tại Luật Nguyễn Hưng sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết từ giai đoạn đầu của tranh chấp. Luật Nguyễn Hưng sẽ cung cấp cho khách hàng:

– Đội ngũ luật sư giỏi tại TPHCM, có chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp đất đai để hỗ trợ khách hàng rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.

– Xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả: Luật Nguyễn Hưng tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu để nghiên cứu và đưa ra các phương án giải quyết tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

– Dịch vụ luật sư chuyên nghiệp và chi phí hợp lý:

+ Nhận ủy quyền giải quyết tất cả các vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai. Thực hiện soạn thảo hồ sơ pháp lý; thu thập chứng cứ liên quan để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Thay mặt khách hàng tham gia đàm phán; hòa giải, khiếu nại tại các cơ quan có thẩm quyền; hoặc tranh tụng tại Tòa án.

+ Phí dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai rõ ràng, hợp lý. Phù hợp với tính chất; mức độ tranh chấp của từng vụ việc cụ thể. Đảm bảo khách hàng tiết kiệm được tối đa chi phí; và thời gian giải quyết tranh chấp.

– Những công việc đảm nhận và cam kết quyền lợi cho khách hàng:

– Tư vấn luật đất đai, luật nhà ở về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án pháp lý cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có).

– Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

– Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa;

– Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;

– Tham gia tố tụng với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa án các cấp trong các vụ án liên quan đến nhà đất.

– Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Cha mẹ mất không để lại di chúc thì nhà đất được chia như thế nào?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00