090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?

Tôi và chồng đã ly hôn được 3 năm thì anh ấy đột ngột qua đời vì bị đột quỵ. Tài sản anh ấy để lại có một căn nhà và 1 số tiền trong tài khoản ngân hàng. Theo tôi được biết một số trường hợp vợ đã ly hôn nhưng vẫn được hưởng thừa thế từ chồng cũ. Tôi muốn biết cụ thể là những trường hợp nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp câu hỏi “Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?” trong các trường hợp cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Điều kiện của người được hưởng di sản thừa kế

– Tại thời điểm mở thừa kế, người thừa kế vẫn còn sống hoặc sinh ra và còn sống hoặc được sinh ra sau thời điểm mở thừa kế những đã được hình thành thành thai nhi trước khi người có di sản thừa kế để lại chết đi.

– Không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

– Nếu hưởng thừa kế theo di chúc thì phải được người chết để lại một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế, thể hiện rõ trong nội dung di chúc.

– Nếu thừa kế di sản theo pháp luật thì phải thuộc một trong các hàng thừa kế mà pháp luật quy định.

Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?
Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?

Những người được quyền hưởng di sản thừa kế

Căn cứ Điều 651 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật được chia làm 3 hàng:

-Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết để lại di sản thừa kế;

– Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết để lại di sản thừa kế là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết để lại di sản thừa kế là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nếu không xét đến việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc thì vợ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng. Bên cạnh đó, vợ cũng là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc mà chồng để lại. Khi người chồng có lập di chúc nhưng không cho người vợ hưởng hoặc cho hưởng ít không đảm bảo mức tối thiểu pháp luật quy định thì người vợ vẫn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Những trường hợp vợ đã ly hôn được hưởng quyền thừa kế từ chồng cũ

Khi đang tiến hành thủ tục ly hôn

Căn cứ theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thời điểm xác định quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt là ngày bản án hoặc quyết định ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp thi hành pháp luật.

Do đó, khi đang trong thời gian giải quyết ly hôn hoặc khi có bản án, quyết định ly hôn của Toà án chưa có hiệu lực thi hành mà chồng chết thì vợ vẫn được hưởng di sản thừa kế mà chồng để lại khi chồng không lập di chúc. Còn trong trường hợp chồng có lập di chúc và không phân chia di sản thừa kế cho vợ thì vợ vẫn được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Khi đã kết hôn với người khác

Căn cứ khoản 3 Điều 655 BLDS 2015 thì khi vợ cũ đã kết hôn với người khác rồi nhưng tại thời điểm mà chồng cũ chết, hai người vẫn được công nhận là quan hệ vợ chồng thì người vợ đó vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng di sản thừa kế từ chồng cũ để lại.

Được hưởng thừa kế từ con chung với chồng cũ

Vợ cũ được hưởng di sản thừa kế khi chồng cũ chết trước và con chung của vợ cũ chết sau thì lúc này con chung đã được hưởng di sản thừa kế từ cha của mình. Khi đó, khi con chung chết đi thì vợ cũ được hưởng di sản thừa kế từ con do mẹ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của con nên sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà lẽ ra người này được thừa hưởng từ cha của mình (thừa kế thế vị).

Người chồng mất có để lại di chúc chỉ định người vợ được hưởng tài sản

Di chúc là ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác. Theo đó, mà pháp luật hiện hành quy định, người lập di chúc có thể để lại di sản thừa kế cho bất kỳ ai theo ý chí, nguyện vọng của họ. Do đó, nếu chồng cũ chết mà có để lại di chúc trong đó chỉ định  vợ cũ được hưởng tài sản thì căn cứ vào phần di sản được phân trong di chúc mà vợ cũ đó vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế từ chồng cũ.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Vợ đã ly hôn có được hưởng thừa kế từ chồng cũ không?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00