090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?

Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Xét cấp sổ đỏ cho đất khai hoang dựa vào căn cứ nào? Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho đất khai hoang như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Đất khai hoang là gì?

Luật Đất đai 2013 không có định nghĩa cụ thể về đất khai hoang là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT (đã hết hiệu lực ngày 27/11/2017) thì đất khai hoang được định nghĩa là đất đang để hoang hoá đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, có thể hiểu là đất mà thời điểm sử dụng đất trên thực địa không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác.

Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?

Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 :

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đát trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Uỷ ban nhân dân cấo chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch hoạch xây dựng diểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dối với nơi đẫ có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Do đó, trường hợp là đất khai hoang nhưng chỉ cần có các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

>> Xem thêm: Phân loại đất theo Luật đất đai như thế nào? Căn cứ để xác định loại đất

Xét cấp sổ đỏ cho đất khai hoang dựa vào căn cứ nào?

Để được cấp sổ đỏ cho đất khai hoang thì dựa vào căn cứ quy định Điều 20, 21, 22 Nghị định 143/2014/NĐ-CP như sau:

– Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai.

– Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định.

– Việc xử lý, Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Nếu quý khách đang cần giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ hãy liên hệ ngay cho Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng để nhận tư vấn từ đội ngũ Luật sư.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho đất khai hoang

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, gồm :

– Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo mẫu 04a/Đk ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như biên lai nộp thuế hàng năm.

Bước 2 : Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất dai của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì Cơ quan nhà nước sẽ ra thông báo và hướng dẫn (trong thời hạn 03 ngày làm việc).

Bước 3 : Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

– Gửi hồ sơ đến UBND xã xin ý kiến xác nhận về hiện trạng sử dụng đất phù hợp với nội dung đã đăng ký và niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng pháp lý, nguồn gốc và thời gian sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và khu dân cư nơi có đất.

– Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác định đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký, cập nhật biến động về đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào bản đồ địa chính, tình trạng đất đai (nếu có).

– Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để kê khai và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp khong thuộc diện phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng có ghi nợ theo quy định của pháp luật.

– Chuẩn bị hồ sơ để Cơ quan Tài nguyên và Môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

– Cơ quan Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện thẩm định, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4 : Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Bước 5 : Trao Giấy chứng nhận cho chủ sử dụng đất.

Phân biệt đất khai hoang và đất lấn chiếm theo Luật Đất đai

Đất khai hoang

Đất lấn chiếm

– Đất khai hoang không có khái niệm cụ thể.

 

– Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về lấn đất, chiếm đất như sau:

+ Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

+ Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

Là đất chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng đã sử dụng trên thực tế. Là đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho một cá nhân, tổ chức nhưng bị người khác sử dụng khi chưa được sự cho phép của cơ quan Nhà nước hay sự đồng ý của chủ quyền sử dụng đất.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013, hướng dẫn bởi các Điều 20, 21, 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. – Sử dụng đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng trong trường hợp sử dụng đất ổn định và không có Ban quản lý rừng.

– Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận.

– Được xem xét cấp Giấy chứng nhận nếu đang sử dụng đất lấn, chiếm là đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép nhưng đất này không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và đã sử dụng ổn định, lâu dài.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về các vấn đề “Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Trân trọng ./.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00