090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Hành vi đánh ghen là gì? Bị đánh ghen có khởi kiện được không?

Hành vi đánh ghen là gì? Khi bị đánh ghen có khởi kiện được không? Hành vi đánh ghen bị xử phạt như thế nào? Khi bị đánh ghen thì phải làm gì? Đánh ghen như thế nào cho đúng luật? Đây là những tình huống không hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hành vi đánh ghen là gì?

Đánh ghen được hiểu là việc người vợ, người chồng phát hiện ra vợ/chồng của mình có gian dối trong đời sống vợ chồng, có tình cảm thân mật, gian díu, mờ ám với đối tượng khác dẫn đến sự ghen tuông. Sau khi biết chuyện thì vợ/chồng dùng lời lẽ cay nghiệt, phỉ báng hay có tác động vật lý thô bạo lên người mà vợ/chồng mình có tình cảm bên ngoài.

Hành vi đánh ghen bị xử lý như thế nào?
Hành vi đánh ghen bị xử lý như thế nào?

Khi bị đánh ghen có khởi kiện được không?

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 thì mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Khi bị đánh ghen, tức là bị xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, thì có quyền tố cáo, khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền. Tùy vào mức độ, người có hành vi đánh ghen sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi đánh ghen bị xử phạt như thế nào?

Trách nhiệm hành chính

Tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi định về trật tự công cộng:

Điểm a, b khoản 3:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Điểm a khoản 5:

“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Trách nhiệm hình sự

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tại Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Trách nhiệm dân sự

Người bị đánh ghen có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do người đánh ghen gây ra, tùy mức độ theo Bộ luật dân sự.

Tại Điều 590 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Tại Điều 592 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Một số câu hỏi thường gặp về đánh ghen

Hành vi chửi mắng lăng mạ có phạm luật không?

Hành vi chửi mắng, lăng mạ người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vu khống hay tội làm nhục người khác được Bộ luật hình sự quy định.

Hành vi đánh ghen lột đồ người khác có bị xử lý hình sự không?

Hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự. Hành động lột đồ người khác là hành động quá khích, thô bạo, mang tính sỉ nhục người khác, vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Gây mất trật tự công cộng và có thể vô tình truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi đánh ghen lột đồ người khác có bị xử lý hình sự không?
Hành vi đánh ghen lột đồ người khác có bị xử lý hình sự không?

Xúi giục người khác đánh ghen hội đồng bị xử phạt như thế nào?

Hành vi xúi giục người khác đánh ghen có thể bị xử phạt hành chính tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2,000,000 đồng đến 300,000,000 đồng. Nghiêm trọng hơn là phải chịu trách nhiệm hình sự về tội xúi giục người khác gây rối trật tự công cộng.

Đánh ghen như thế nào cho đúng luật

Khi rơi vào trường hợp này, chắc hẳn ai cũng sẽ tức giận, không bình tĩnh và có những suy nghĩ kích động. Nhưng chúng ta phải suy nghĩ kỹ về những gì đã xảy ra, tìm hướng giải quyết tốt nhất và đúng pháp luật. Sự chung thủy là trách nhiệm của vợ/chồng, khi họ không hoàn thành được trách nhiệm hôn nhân thì nên suy nghĩ lại về mối quan hệ hôn nhân này, tùy mức độ mà có cách xử lý khác nhau.

>> Nếu bạn đang tìm Luật sư ly hôn đơn phương giỏi tại Luật Nguyễn Hưng – Cam kết tiết kiệm chi phí và thời gian, chỉ cần 1 lần tới tòa, tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản, giành quyền nuôi con,…

Trường hợp còn có thể ngồi lại nói chuyện với nhau, thì nên thẳng thắng giải quyết vấn đề, có thể trò chuyện giữa 02 người hoặc tất cả những người có liên quan. Khi không thể giải quyết được nữa thì có thể làm đơn tố cáo về hành vi ngoại tình, hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Những cách xử lý khi bị đánh ghen

Đầu tiên, phải xem lại bản thân có làm gì sai không, có hành vi nào khiến vợ/chồng của người đó phải ghen tuông. Nếu nhận thấy có sự hiểu lầm thì nên trao đổi, đính chính và dừng lại các hành động gây hiểu lầm trên.

Nếu bị xúc phạm danh, dự, nhân phẩm, sức khỏe hay tính mạng thì bất kỳ người nào cũng có quyền làm đơn tố giác, khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền. Khi làm đơn tố cáo, đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thì kèm theo các bằng chứng, giấy khám sức khỏe,… để chứng minh về những tổn hại do bị xâm phạm.

Nếu bạn còn vướng mắc chưa rõ cần hỗ trợ tư vấn thêm vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua hotline 090.2077.959 hoặc gửi yêu cầu tư vấn về email vplsnguyenhung@gmail.com. Với đội ngũ luật sư giỏi và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Đã tư vấn và xử lý thành công rất nhiều vụ việc về ly hôn phức tạp. Chắc chắn sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của quý khách một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

Trân trọng./.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00