090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội mua bán người qua biên giới Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Tội phạm mua bán người ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi gây là vấn đề gây nhức nhối dư luận. Hành vi mua bán người là gì? Thực trạng mua bán người ở Việt Nam ra sao? Kẻ mua bán người thường sử dụng những thủ đoạn nào để thực hiện hành vi phạm tội? Quy định về tội mua bán người và các khung hình phạt chi tiết về tội danh này như thế nào theo bộ luật hình sự hiện hành. Tất cả câu hỏi này sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Hành vi mua bán người là gì?

Căn cứ khoản a Điều 3 Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của liên hợp quốc, giải thích thuật ngữ “Buôn bán người” như sau:

“Buôn bán người” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể.

Từ giải thích thuật ngữ nêu trên, có thể hiểu hành vi mua bán người là hành vi mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người nhằm thu lợi bất hợp pháp từ việc bóc lột các nạn nhân (bóc lột có thể là khai thác sức lao động hoặc khai thác bản thân nạn nhân) bao gồm các hình thức bóc lột mại dâm hoặc các hành vi bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự như khổ sai hay lấy các bộ phận của cơ thể.

Thực trạng mua bán người ở Việt Nam
Thực trạng mua bán người ở Việt Nam

Thực trạng mua bán người ở Việt Nam

Theo Báo cáo tình hình buôn người năm 2021 của Đạt sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (https://vn.usembassy.gov/vi/2021-tipreport/), hằng năm cơ quan chức trách đã điều tra hàng trăm vụ án mua bán người, cụ thể:

Năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã khởi tố 180 đối tượng bị tình nghi phạm tội buôn người trong 106 vụ án, tăng so với 152 đối tượng trong 84 vụ án năm 2019, theo Điều 150 và 151. Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 161 đối tượng về tội buôn người trong 102 vụ án, tăng so với 156 đối tượng và 91 vụ án năm 2019. Điều này cho thấy số lượng đối tượng bị khởi tố và truy tố về tội buôn người trong kỳ báo cáo tăng lên. Trong số 102 vụ án buôn người được truy tố năm 2020, 79 vụ liên quan đến bóc lột tình dục, 18 vụ liên quan đến lao động cưỡng bức, và 5 vụ còn lại liên quan đến buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động hoặc buôn người vì mục đích tình dục. Năm 2020, hệ thống tòa án đã kết án 136 bị cáo (giảm so với 174 bị cáo năm 2019) trong 84 vụ án theo Điều 150 và 151, trong đó bao gồm 71 vụ “bóc lột tình dục”, 10 vụ cưỡng bức lao động và 3 vụ buôn người lao động hoặc buôn người vì mục đích tình dục. Các bản án tuyên phạt bọn buôn người từ dưới 3 năm đến 20 năm tù theo cả Điều 150 và 151.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, mặc dù đã có những hình phạt khắt khe đối với những người phạm tội mua bán người, tuy nhiên, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy lùi loại tội phạm này, để chúng không còn “đất” hoạt động.

Kẻ mua bán người thường sử dụng những thủ đoạn nào để thực hiện hành vi phạm tội?

Thủ đoạn phạm tội của bọn mua bán người hết sức đa dạng và tinh vi, nhưng phổ biến nhất vẫn là các thủ đoạn sau:

– Lợi dụng phụ nữ, trẻ em ở các vùng nôn thôn nghèo, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp bằng việc hứa tìm việc làm thích hợp ở thành phố với mức lương ổn định, sau đó tìm mọi cách đưa qua biên giới để bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước ngoài.

– Lợi dụng sự sơ hở trong quy định pháp luật, nhất là trong tư vấn môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, tham quan du lịch, thăm thân, đi hợp tác lao động, xuất nhập cảnh… để lừa gạt đưa phụ nữ ra nước ngoài bán.

– Lợi dụng chính sách mở cửa và hội nhập của nước ta để làm quen, tạo mối quan hệ thân thiện với phụ nữ, trẻ em, thậm chí muốn đi tới hôn nhân với người Việt Nam sau một thời gian quan hệ, hứa hẹn, tạo lòng tin, lừa nạn nhân đi du lịch nước ngoài, bán cho bọn buôn người.

– Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin như Internet, điện thoại di động để thiết lập các đường dây đưa phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài để bán; tổ chức các chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia.

– Thuê phụ nữ để sinh con, rồi bán cả mẹ lẫn con.

– Giúp đỡ gia đình phụ nữ, trẻ em trả các khoản nợ, cho vay tiền, tài sản hoặc đẩy nạn nhân vào cảnh nợ nần, túng quẫn rồi đe doạ ép buộc nạn nhân phải theo chúng.

Những thủ đoạn mua bán người qua biên giới
Những thủ đoạn mua bán người qua biên giới

Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người

Khách thể

Về mặt khách thể, tội mua bán người xâm phạm đến quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác. Đối tượng tác động của tội phạm chính là con người.

Mặt khách quan

Về mặt khách quan, mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c nêu trên.

Mặt chủ quan

Về mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện tội mua bán người với lỗi cố ý với mục đích là nhận tiền, tài sản hoặc lợi vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội mua bán người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

>> Xem thêm: Tội buôn lậu bị phạt như thế nào?

Quy định về tội mua bán người theo Bộ Luật Hình sự hiện hành?

Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tội mua bán người được quy định:

Điều 150. Tội mua bán người

1.Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khung hình phạt cho tội mua bán người

Tội mua bán người trên 16 tuổi

Mức hình phạt đối với tội mua bán người trên 16 tuổi được chia thành 03 khung cụ thể như sau:

Khung một (Khoản 1 Điều 150 Bộ luật Hình sự)

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan như:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Khung hai (khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự)

Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, mức phạt này áp dụng đối với các trường hợp có hành vi như sau:

+ Có tổ chức;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;…

Khung ba (khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự)

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp như sau:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;…

Hình phạt bổ sung (khoản 4 Điều 150 Bộ luật Hình sự)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Mức hình phạt đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi được chia thành 03 khung cụ thể như sau:

Khung một (Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Hình sự)

Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Khung hai (Khoản 2 Điều 151 Bộ luật Hình sự)

Phạt tù từ 12 đến 20 năm, mức phạt này được áp dụng đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

Khung ba (Khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự)

Phạt từ 18 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân đối với người có hành vi:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Tội mua bán người qua biên giới Việt Nam bị xử phạt như thế nào?“. Nếu quý khách còn vướng mắc những vấn đề pháp lý khác vần được tư vấn giải đáp. Vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00