090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác có bị xử lý hình sự không?

Tại Hiến pháp của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định công dận có quyền có nơi ở hợp pháp và mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Nếu có khám xét nơi ở thì cũng phải được tiến hành theo luật định. Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi gì? Dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở của người khác ra sao? Khung hình phạt về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi gì?

Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi xâm phạm, đột nhập trái phép vào nơi ở hợp pháp của người khác mà chưa được sự cho phép của họ.

Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi gì?
Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi gì?

Dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Khách quan

Mặt khách quan của người phạm tội là có hành vi:

– Khám xét chỗ ở của người khác trái pháp luật, không được sự cho phép của người đó hoặc không có giấy tờ chứng minh lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền;

– Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ hoặc có hành vi chiếm giữ chỗ ở của họ;

– Xâm nhập vào chỗ ở của người khác trái pháp luật.

Khách thể

Người phạm tội này xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền này được pháp luật bảo vệ và là một trong các quyền cơ bản của công dân nước Việt Nam.

Chủ quan

Người phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

Chủ thể

Bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự mà có các hành vi cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác thì đều có thể là chủ thể của loại tội này.

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý như thế nào??
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý như thế nào??

Khung hình phạt về tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đui trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp phápvào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội này có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, bị phạt tù có thời hạn, ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ.

>> Xem thêm: Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị xử lý như thế nào?

Giải đáp câu hỏi về xâm phạm chỗ ở của người khác trong thực tế

Câu hỏi: Thưa luật sư! Dạo gần đây có rất nhiều trường hợp người lạ chạy xe vào nhà dân để trốn công an giao thông. Vậy hành vi người lạ tự ý chạy xe vào nhà dân có phải là tội xâm phạm chỗ ở của người khác hay không? Trường hợp chủ nhà biết mà im lặng thì có bị phạm vào tội che giấu tội phạm hay không? Chủ nhà nên làm gì khi gặp trường hợp này?

Trả lời:

Người có hành vi tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác khi không có đồng ý là trái pháp luật, người lạ tự ý chạy xe vào nhà dân khi không được sự cho phép có thể phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

Trường hợp người dân không hứa hẹn trước, nhưng biết người kia đang vi phạm và bị truy đuổi mà còn thực hiện việc che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm.

Khi gặp tình huống này, người dân nên ngăn cản sự bỏ trốn của người phạm tội, không chứa chấp người phạm tội và báo với người đang thi hành công vụ hoặc cơ quan chức năng.

Trong trường hợp bạn cần tư vấn thêm về “tội xâm phạm chỗ ở của người khác”, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00