090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị xử phạt như thế nào?

Liên quan đến vụ 40 người bơi qua sông tháo chạy khỏi casino Rich World Campuchia nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong thời gian gần đây đã lộ ra nhiều đường dây mua bán người và đưa người vượt biên trái phép. Tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi gì? Thực trạng vượt biên trái phép tại Việt Nam hiện nay? Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị xử phạt như thế nào? Người vượt biên trái phép có bị xử phạt không? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi gì?

Vượt biên là từ dùng để chỉ hành vi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác một cách trái phép và không tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh theo quy định. Khi xuất cảnh, công dân phải có đầy đủ các loại giấy tờ bắt buộc, không thuộc một trong các trường hợp bị cấm xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh,….

Tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép, đưa người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích vụ lợi.

Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào?
Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào?

Xem thêm: Tội mua bán người qua biên giới Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Cấu thành của tội phạm

Khách thể

Người phạm tội này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước. Gây mất trật tự trong việc quản lý cư trú của công dân.

Mặt khách quan

Người phạm tội tổ chức cho người khác xuất cảnh khi người xuất cảnh không đủ các điều kiện bắt buộc khi xuất cảnh như: Giấy tờ không đầy đủ, hết hạn, bị rách, tẩy xóa,….hay những người thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh…

Chủ thể

Bất cứ ai có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự mà có các hành vi cấu thành của tội này thì đều có thể là chủ thể.

Mặt chủ quan

Người phạm tội này thực hiện hành vi với lỗi cố ý, có mục đích vụ lợi. Biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Thực trạng vượt biên trái phép tại Việt Nam hiện nay?

Hiện nay, chưa có thống kê chính xác số lượng người vượt biên trái phép, nhưng nhìn chung tỷ lệ người vượt biên vẫn còn cao.

Có nhiều lí do dẫn đến hành vi vượt biên trái phép, đặc biệt là ở các vùng núi, các tỉnh giáp biên giới. Những người dân ở các vùng này còn hạn chế hiểu biết, nhận thức và pháp luật, họ vượt biên sang các nước khác để kiếm việc làm, nhu cầu sử dụng lao động ở các nước đó không yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm hay kỹ năng nhưng tiền công lại cao hơn nhiều so với trong nước. Cũng có những người vượt biên với mục đích trốn tránh lệnh truy nã, đang có lệnh cấm xuất cảnh nhưng vẫn vượt biên nhằm thoát khỏi sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Việc quản lý cư trú của người dân ở các tỉnh biên giới còn khó khăn và tình hình vượt biên vẫn còn phức tạp.

Thực trạng vượt biên trái phép tại Việt Nam
Thực trạng vượt biên trái phép tại Việt Nam

Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị xử phạt như thế nào?

Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép được quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự, Điều này quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

40 người bơi qua sông tháo chạy khỏi casino Rich World Campuchia nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
40 người bơi qua sông tháo chạy khỏi casino Rich World Campuchia nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Người vượt biên trái phép có bị xử phạt không?

Người xuất cảnh trái phép có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điều này quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại.

Tại Điều 347 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:

“Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Người có hành vi vượt biên trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm Hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Trên đây và tư vấn của chúng tôi về “Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị xử phạt như thế nào?“. Nếu quý khách còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc cần được giải đáp. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ trực tiếp với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00