090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giải quyết thế nào?

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Những nguyên nhân nào dẫn tới tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa? Các tranh chấp về hợp đồng mua bán thường gặp ra sao? Hướng giải quyết tranh chấp và hạn chế rủi ro về hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp chi tiết kèm theo các ví dụ minh họa dễ hiểu trong bài viết này.

Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Theo quy định của Luật thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa có các đặc điểm sau đây:

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân.

– Chủ thể hợp đồng là các bên giao kết và thực hiện hợp đồng. Một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân, bên còn lại là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân.

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa.

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hàng hóa bao gồm:

  • Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
  • Những vật gắn liền với đất đai.
  • Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sinh lợi.

Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yểu của hợp đồng mua bán hàng hóa lả thương nhân. Thương nhân sẽ thường xuyên thực hiện hoạt động thương mại (trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa) với mục đích sinh lời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sinh lời. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện, không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng,…

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Xem thêm: Nhận diện và hạn chế những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại

Những nguyên nhân dẫn tới tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa:

  • Các bên chủ quan trong việc thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Các chủ thể thiếu kiến thức về pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng;
  • Chỉ chú tâm đến lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề pháp lý, hay là bất chấp việc vi phạm phá vỡ các thỏa thuận;

Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa:

  • Sự biến động về giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia ở mỗi giai đoạn gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các bên và có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp;
  • Sự kiện bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt,… xảy ra sau khi đã ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm.

Những tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp

Do chủ thể hợp đồng

Do đây là tranh chấp do bên ký kết hợp đồng không phải là người có thẩm quyền như là người không phải đại diện theo pháp luật; người không được ủy quyền;… dẫn đến xung đột.

Vd: Người đại diện công ty A ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B. Tuy nhiên, người ký kết hợp đồng của công ty B ko phải là người có thẩm quyền. Khi biết được điều này, công ty A không muốn tiếp tục ký kết hợp đồng nữa dẫn đến thiệt hại cho công ty B.

Các tranh chấp hợp đồng mua bán thường gặp
Các tranh chấp hợp đồng mua bán thường gặp

Do giao hàng không đúng đối tượng và tiến độ

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chính là hàng hóa. Bên bán phải giao hàng hóa đúng số lượng, chất lượng, thời gian,… theo thỏa thuận cho bên mua. Tuy nhiên, thực tế các bên vẫn thường hay tranh chấp về việc không đúng số lượng, chất lượng không đạt yêu cầu,…

Vd: Công ty A ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công cy B, 2 bên đã thỏa thuận ngày 13/7/2022 công ty A sẽ giao cho bên B 1000 sản phẩm. Tuy nhiên, công ty A đã giao hàng trễ 01 ngày so với thỏa thuận và số lượng hàng hóa lại bị thiếu 20 sản phầm dẫn đến cả hai đã xảy ra tranh chấp.

Do chế độ đổi trả bảo hành hàng hóa

Trường hợp mua bán hàng hóa có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận . Các bên thường tranh chấp do các bên không thỏa thuận cụ thể về thời hạn bảo hành cũng như là phạm vi bảo hành. Trường hợp từ chối bảo hành là do lỗi bên mua.

Vd: Công ty A giao cho công ty B 03 máy in, photo tài liệu. Do vài vần đề riêng mà công ty B chuyển cơ sở đến thành phố khác từ TP.HCM đến Lâm đồng, khi 01 trong 03 máy in bị lỗi, công ty B đã yêu câu bên A đến sửa chữa theo bảo hành. Tuy nhiên, bên A đã từ chối do trong thỏa thuận phạm vi bảo hành là trong TP.HCM dẫn đến cả 02 đã xảy ra tranh chấp.

Do phương thức thanh toán (thanh toán chậm, công nợ)

Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng và tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự trong hợp đồng. Việc bên mua chậm nghĩa vụ thanh toán do ý chí chủ quan của bên mua dẫn đến tranh chấp.

Vd: Công ty A thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng với công ty B rằng ngày 13/7/2022 bên A sẽ thanh toán chi phí sản xuất, vận chuyển cho B. Tuy nhiên đến hạn, công ty A lại xin dời vài ngày do công ty A chưa sắp xếp được tiền, công ty B đồng ý. Đến tuần sau, công ty A vẫn chưa thanh toán tiền đầy đủ cho B dẫn đến việc các bên tranh chấp nhau về vấn đề này.

Xem thêm: Tranh chấp thương mại là gì? Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Giải quyết bằng thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Giải quyết bằng Hòa giải tại Trung tâm hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Giải quyết bằng Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tông trọng và thực hiện.

Giải quyết bằng Tòa án

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Cách hạn chế rủi ro về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Về vấn đề hạn chế rủi ro về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, việc thuê Luật sư sẽ giúp giải quyết các thắc mắc, khó khăn, đặc biệt là với người chưa nắm rõ kiến thức pháp luật. Luật sư sẽ giúp:

  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh hợp đồng;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án, thi hành án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Tham gia vào quá trình TỐ TỤNG giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp uy tín chuyên nghiệp tại Luật Nguyễn Hưng.

Trên đây là tư vấn giải đáp về vấn đề “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa“. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về các vấn đề tranh chấp hợp đồng hàng hóa. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00