090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Những cách kiểm tra đất đai có đang tranh chấp hay không?

Tranh chấp đất đai luôn là một vấn đề nóng được rất nhiều người quan tâm. Việc mua bán đất đai đang có tranh chấp sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho người mua. Bài viết sau đây Luật Nguyễn Hưng sẽ chia sẻ về những cách kiểm tra đất đai có đang tranh chấp hay không? Phí kiểm tra đất có đang tranh chấp hay không là bao nhiêu? Mời quý độc giả đón đọc bài viết sau đây.

Cách để kiểm tra xem đất có tranh chấp hay không?

Cách 1:

Tìm hiểu thông tin từ những người dân sinh sống gần thửa đất hoặc những chủ sở hữu, người sử dụng đất liền kề.

Cách 2:

Liên hệ trực tiếp với Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc liên hệ trực tiếp cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn nơi có đất để kiểm tra tình hình hiện tại của thửa đất, tránh tình trạng đang có đơn giải quyết tranh chấp hoặc tranh chấp thực tế.

Cách 3:

Liên hệ cơ quan thi hành án để xem hiện tại thửa đất có đang thuộc trường hợp buộc sử dụng thửa đất để thi hành án hoặc có liên quan đến việc thi hành án hay không.

Cách 4:

Liện hệ, xin thông tin đất đai tại Văn phòng/ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.

Những cách kiểm tra đất đai có đang tranh chấp hay không?
Những cách kiểm tra đất đai có đang tranh chấp hay không?

Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hay không được thực hiện thế nào?

Để tra cứu thông tin đất đai chính xác và đầy đủ nhất thì cá nhân/tổ chức phải liên hệ xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. Cá nhân/ tổ chức có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai phải nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo mẫu quy định, cụ thể theo các bước sau:

Bước 1:

Cá nhân/tổ chức chuẩn bị phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo thông tư số 34/2014/TT-BTNMT. Phiếu yêu cầu cần điền đầy đủ thông tin và tích vào các ô nội dung cần cung cấp trên phiếu.

Bước 2:

Nộp phiếu yêu cầu tại Bộ phận một cửa cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc trung ương hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất cần tra cứu.

Bước 3:

Trường hợp phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho cá nhân/tổ chức có yêu cầu. Cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:

– Cung cấp thông tin dữ liệu đất đai cho cá nhân/tổ chức có yêu cầu;

– Thông báo nộp tiền về việc tra cứu cho cá nhân/tổ chức có yêu cầu tra cứu;

– Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lí do.

Một số trường hợp cơ quan không cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai: Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng; không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu; mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật; không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4:

Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

>> Xem thêm: Giải đáp nhanh những câu hỏi về tranh chấp đất đai (Phần 1)

Phí kiểm tra đất có đang tranh chấp hay không là bao nhiêu?

Tại Hà Nội

Căn cứ tại tiểu mục 9 Mục A danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND quy định về việc nộp phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với tổ chức/hộ gia đình, cá nhân là: 300.000 đồng/ hồ sơ/lần.

Tại TPHCM

Căn cứ phụ lục 8 ban hành kèm theo Quyết định 52/2016/QĐ-UBND quy định về mức thu phí khai thác sử dụng tài liệu đất đai là: 200.000 đồng/hồ sơ, tài liệu.

Tại Đà Nẵng

Căn cứ phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 82/2022/NQ-HĐND quy định về mức thu phí khai thác tài liệu bàn đồ, tài liệu thông tin địa lý:

– Phục vụ khai thác trực tiếp dạng giấy: 15.000 đồng/mảnh, mỗi mảnh tăng thêm tính bằng 11% mức thu của mảnh đầu tiên;

– Cung cấp thông tin, tài liệu qua đường bưu chính, hệ thống thông tin: 16.000 đồng/mảnh, mỗi mảnh tăng thêm tính bằng 11% mức thu của mảnh đầu tiên.

Tại Cần Thơ

Căn cứ mục IV phụ lục III Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND quy định về phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai dạng văn bản là: 20.000 đồng/trang đối với thửa đất và văn bản đầu tiên, đối với thửa đất và văn bản thứ hai trở đi là: 2000 đồng.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Những cách kiểm tra đất đai có đang tranh chấp hay không?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư nhà đất.

5/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00