090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tìm hiểu về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại điều 225

Tự ý đăng tải chia sẻ nội dung trong sách lên mạng internet, cover lại bài hát của người khác, làm video tóm tắt phim (review phim) có vi phạm pháp luật không? Xâm phạm quyền tác giả là hành vi gì? Tội xâm phạm quyền tác giả được pháp luật quy định như thế nào? Dấu hiệu pháp lý của tội phạm và các khung hình phạt cụ thể về tội xâm phạm quyền tác giả ra sao? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Xâm phạm quyền tác giả là hành vi gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu hợp pháp. Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm,….

Xâm phạm quyền tác giả là các hành vi được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ như: Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;…

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật quy định như thế nào?

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 225, chương XVIII các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật Hình sự 2015. Điều này quy định khung hình phạt cho chủ thể là cá nhân và pháp nhân thương mại, cụ thể:

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Khách thể của tội phạm

Người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả đã được pháp luật bảo vệ.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm có các hành vi khách quan như:

– Sao chép các tác phẩm một cách trái phép với mục đích lợi nhuận;

– Phân phối tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả với mục đích lợi nhuận;

– Mạo danh tác giả;

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;

– ……………………………….

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.

Bất kỳ cá nhân nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định mà có các hành vi cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì đều có thể là chủ thể của tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện với mục đích lợi nhuận hoặc với mục đích khác.

Khung hình phạt về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Đối với cá nhân: có 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi

– Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại: Có 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung

Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Câu hỏi thường gặp

Sao chép chia sẻ tài liệu trong sách lên internet có xâm phạm quyền tác giả không?

Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu

Do vậy, hành vi sao chép chia sẻ tài liệu trong sách lên internet có thể là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Cover lại bài hát của người khác không vì mục đích kiếm tiền thì có xâm phạm quyền tác giả không?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ thì hành vi “Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào” thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

Ngoài ra, căn cứ Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì các hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ.

Do vậy, hành vi cover lại bài hát phải được sự đồng ý của tác giả, chỉ trừ trường hợp phục vụ trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền hoặc trong các trường hợp tác phẩm chưa đăng ký bảo hộ, tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ,…

Làm video tóm tắt phim (review phim) có phạm tội xâm phạm quyền tác giả không?

Hành vi làm video tóm tắt phim được xem là một trong những hành vi làm tác phẩm phái sinh, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

Do đó, hành vi làm video tóm tắt phim không được sự cho phép của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Tìm hiểu về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan“. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00