090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Hành vi lấn chiếm cản trở lối đi chung bị xử phạt như thế nào?

Tình trạng lấn chiếm cản trở lối đi chung là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Trong những năm gần đây khi giá bất động sản về đất đai và nhà ở tăng mạnh kéo theo có rất nhiều các vụ việc về tranh chấp về lối đi chung xảy ra từ các vùng nông thôn cho tới thành thị. Lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào? Hành vi lấn chiếm cản trở lối đi chung có bị xử phạt thế nào? Cách giải quyết rao sao khi gặp hành vi cản trở lấn chiếm lối đi chung? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Quy định về lối đi chung theo quy định của pháp luật

Lối đi chung thường là do một chủ sở hữu hay nhiều chủ sở hữu sử dụng đất liền kề tự cắt phần đất của mình để tạo thành lối đi ra các đường giao thông công cộng, lối đi chung. Việc mở lối đi chung do các bên tự thỏa thuận, không có đền bù.

Hiện nay, pháp luật chưa giải thích rõ về lối đi chung nhưng có quy định quyền về lối đi qua tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015.

Hành vi lấn chiếm cản trở lối đi chung bị xử phạt như thế nào?
Hành vi lấn chiếm cản trở lối đi chung bị xử phạt như thế nào?

Xử lý hành vi lấn chiếm cản trở lối đi chung thế nào?

Lối đi chung thật sự cần thiết và là quyền của các chủ sở hữu sử dụng đất, lối đi chung được mở nhằm hướng đến mục đích công cộng, đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển, sinh sống, cũng như các vấn đề cấp bách khác.

Khi người sử dụng đất phát hiện hành vi lấn chiếm đất thuộc lối đi chung, người sử dụng đất có thể thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân xã, phường để yêu cầu xem xét và giải quyết.

>> Xem thêm: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở tại TPHCM

Quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất mới nhất

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai về lấn, chiếm đất. Hành vi lấn, chiếm đất có nhiều mức xử phạt, tùy theo  diện tích lấn chiếm và đất thuộc khu vực nào. Người có hành vi lấn, chiếm đất ngoài việc bị xử phạt hành chính còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 14. Lấn, chiếm đất

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Cách giải quyết khi gặp hành vi lấn chiếm cản trở lối đi chung như thế nào?

Khi xảy ra tranh chấp, biện pháp đầu tiên thường đơn giản và hiệu quả nhất đó là thương lượng. Các bên có thể tự thương lượng trước với nhau, khi việc thỏa thuận không có kết quả thì có thể nhờ đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Người sử dụng đất có quyền khiếu nạitố cáo, khởi kiện những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Thông thường Tòa án cấp huyện, quận nơi có đất đang tranh chấp sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện tranh chấp về lối đi chung.

Cách giải quyết khi gặp hành vi cản trở lấn chiếm lối đi chung
Cách giải quyết khi gặp hành vi cản trở lấn chiếm lối đi chung

Mẫu đơn khiếu nại cản trở lấn chiếm lối đi chung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

(V/v cản trở, lấn chiếm lối đi chung)

Kính gửi: UBND xã/ phường……………………………..…………………………………………………………………………………………….

Tôi tên:…………………………………………….Sinh năm:………………….…………………………………………………………………..

CMND/CCCD số:……………………………………………………………….…………………………………………………………………….

Cư trú:………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nội dung khiếu nại:

…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………….

Tôi cam kết những nội dung trong đơn khiếu nại này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung này.

Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                        …………, ngày…..tháng…..năm 2022

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về “Hành vi lấn chiếm cản trở lối đi chung bị xử phạt như thế nào?“. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích được cho quý khách khi gặp phải vấn đề tương tự. Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 hoặc gửi câu hỏi về email: vplsnguyenhung@gmail.com để nhận được sự tư vấn hỗ trợ.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00