090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội giả mạo chữ ký của người khác bị xử lý như thế nào?

Giả mạo chữ ký là hành vì gì? Dấu hiệu pháp lý của tội phạm tội giả mạo chữ ký của người khác như thế nào? Tội giả mạo chữ ký của người khác bị xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Giả mạo chữ ký là hành vi gì?

Giả mạo chữ ký là hành vi sao chép, bắt chước, mô tả lại chữ ký của người khác trên các văn bản, tài liệu, giấy tờ cần có chữ ký thật của người đó.

Chữ ký được xem là một biểu tượng viết tay của mỗi người, nó có thể là tên, ký hiệu hay có thể là biệt danh. Chữ ký thường thấy ở trên các văn bản, tài liệu, hợp đồng, …..chữ ký được dùng để thể hiện sự có mặt của người ký, sự đồng ý, đồng thuận của người ký đối với nội dung văn bản.

Tội giả mạo chữ ký của người khác bị xử lý như thế nào?
Tội giả mạo chữ ký của người khác bị xử lý như thế nào?

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm tội giả mạo chữ ký người khác

Về chủ thể

Chủ thể là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hành sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ thể còn là người có chức vụ, quyền hạn trong một lĩnh vực cụ thể.

Về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội này là những giấy tờ, tài liệu bị giả chữ ký, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người bị giả chữ ký hoặc có thể gây ảnh hưởng đến những người có liên quan khác.

Về mặt khách quan

Người phạm tội có hành vi vì vụ lợi cá nhân hoặc có động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác.

Về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là phạm tội nhưng vẫn cố tình thực hiện nhằm đạt mục đích cá nhân.

Xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký người khác

Giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chứng, chứng thực chữ ký thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực;

………………………………………………………………….”

Giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm

Giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm là hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm, được quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều 54. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.”

Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Căn cứ Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm sẽ bị phạt tiền và người vi phạm còn bị buộc phải khắc phục hậu quả, cụ thể:

Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán

Hành vi giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo căn cứ tại khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 48; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 48 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo chữ ký của người khác

Giả mạo chữ ký có thể phạm tội giả mạo trong công tác

Người có hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự của tội giả mạo trong công tác, hành vi phạm tội được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

….. c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.”

Giả mạo chữ ký có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào có hành vi giả mạo chữ ký, thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, với 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Mức phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Trên đây là giải đáp của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Tội giả mạo chữ ký của người khác“. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Trân trọng ./.

5/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00