090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Di sản thừa kế là gì? Cách xác định di sản thừa kế trong luật dân sự

Khái niệm di sản thừa kế là gì, được pháp luật quy định như thế nào? Xác định di sản thừa kế ra sao? Quyền của người để lại di sản thừa kế như thế nào? Luật Nguyễn Hững sẽ tư vấn giải đáp các câu hỏi trong bài viết sau đây.

Di sản thừa kế là gì?

Tại Điều 612 Bộ luật Dân sự giải thích “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là gì?

Có thể hiểu di sản thừa kế là phần tài sản của người chết để lại cho người được thừa kế. Di sản thừa kế phải là tài sản và theo quy định của Bộ luật Dân sự thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai thuộc sở hữu của người để lại di sản.

Di sản thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?

Vật

Vật là một loại tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự. Vật được xem là tài sản khi mang lại lợi ích cho con người, phục vụ con người mà con người có thể chiếm giữ và sử dụng được, vật có thể trị giá được bằng tiền.

Tiền

Tiền là vật ngang giá, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa trong quá trình trao đổi. Di sản thừa kế là tiền có thể là tiền Việt Nam gồm: tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành; và cả tiền nước ngoài đang có giá trị lưu thông. Đối với tiền nước ngoài, khi xác định giá trị phải quy đổi sang giá trị tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái.

Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là một loại tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam giải thích thì “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”

Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác theo quy định của luật.

Quyền tài sản

Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự là quyền trị giá được tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Cụ thể như quyền đối với phần vốn góp, quyền sở hữu đối với sáng chế, phát minh, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hay là quyền sử dụng đất… đều được xem là quyền tài sản và có thể trở thành di sản thừa kế.

Tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập và giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

>> Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật là gì? Các trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Xác định di sản thừa kế như thế nào?

Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết

Để xác định được di sản thừa kế là tài sản riêng của cá nhân người chết đầu tiên cần xác định được tài sản riêng hợp pháp thuộc sở hữu riêng của một cá nhân khi còn sống. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản riêng của mình. Khi cá nhân chết, tài sản thuộc sở hữu riêng là bộ phận của di sản thừa kế.

Xác định di sản thừa kế như thế nào?
Xác định di sản thừa kế như thế nào?

Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp; tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng; nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh khi còn sống.

Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác

Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng

Tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được giải quyết phần di sản thừa kế theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần với chủ thể khác

Di sản thừa kế là tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác được xác định ở hình thức sở hữu chung theo phần cho phép xác định phần quyền của mỗi chủ sở hữu.

Phần tài sản này có thể do họ góp vốn, góp công sức để cùng kinh doanh; phần vốn góp trong công ty; phần tài sản được cho chung, được thừa kế chung của họ trong khối tài sản chung của nhiều người.

Khi người một người chết phần tài sản của họ trong khối tài sản chung theo phần là di sản thừa kế mà họ để lại. Để xác định phần di sản của người chết trong khối tài sản chung cần phải thông qua việc định giá tài sản chung đó.

Quyền tác giả có phải di sản thừa kế không?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ có thể hiểu Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản). Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền tác giả là quyền nhân thân gắn liền với tài sản, có thể mua bán, tặng cho, chuyển nhượng. Do đó, khi những người sở hữu quyền tác giả chết đi thì người đó để lại quyền, các lợi ích phát sinh từ việc sở hữu quyền tác giả này. Như vậy, quyền tác giả cũng là di sản thừa kế.

Quyền của người để lại di sản thừa kế như thế nào?

Người để lại di sản thừa kế khi lập di chúc có những quyền được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự như sau:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào và truất quyền hưởng di sản của người thừa kế mà không cần thiết phải có lý do.

  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Người lập di chúc có quyền phân chia di sản thừa kế cho mỗi người một cách cụ thể từng phần cho người được  thừa kế.

  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế.

  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Người thừa kế phải thực hiện một việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi cong sống người để lại di sản thừa kế phải thực hiện.

  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia di sản.

Người lập di chúc có thể gửi di chúc ở cơ quan công chứng nhà nước hoặc bất kỳ người nào cảm thấy tin tưởng để tránh việc mất, hư hỏng di chúc. Ngoài ra còn có quyền chỉ định người quản lý phần di sản để phần di sản để lại không bị mất hoặc hư hỏng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Nguyễn Hưng.

Trân trọng./.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00