090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Kết hôn giả tạo để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch bị xử lý thế nào?

Kết hôn giả hay kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu. Thay vào đó, một cuộc hôn nhân được dàn xếp vì lợi ích (về kinh tế, chính trị, tài sản, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh…). Kết hôn giả tạo là gì, được pháp luật quy định như thế nào? Các trường hợp kết hơn giả tạo thường gặp là gì? Thực trạng kết hôn giả tạo ở Việt Nam hiện nay kéo theo những hệ lụy gì? Chế tài xử lí vi phạm kết hôn giả tạo theo pháp luật hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới!

Kết hôn giả tạo là gì?

Khoản 11 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Kết hôn giả tạo là gì?
Kết hôn giả tạo là gì?

Các trường hợp kết hôn giả tạo thường gặp

Các trường hợp kết hôn giả tạo thường gặp như: Kết hôn giả để nhập cảnh, xuất cảnh, để cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam hoặc nhập quốc tịch nước ngoài. Việc kết hôn giả để có quốc tịch nhập cư tại một số nước tiên tiến diễn ra từ lâu. Lợi dụng hình thức định cư theo dạng đoàn tụ gia đình, nhiều người thực hiện việc kết hôn giả với người nước ngoài để nhập quốc tịch và định cư.

>> Xem thêm: 10 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam hiện nay tăng cao

Thực trạng kết hôn giả ở Việt Nam hiện nay

Việc kết hôn giả theo quy định của nhiều nước là vi phạm pháp luật, vi phạm các nguyên tắc về hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc. Đặc biệt là việc kết hôn giả đã trở thành một nghề để kinh doanh trục lợi thông qua hoạt động môi giới.

Ở Việt Nam hiện nay, việc kến hôn giả thường gặp là các trường hợp kết hôn giả với người nước ngoài để nhập tịch nước ngoài, một số trường hợp cụ thể như:

– Kết hôn giả để xin visa Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc, chính quyền đã bắt những đối tượng chuyên dàn xếp các vụ kết hôn giả giữa nam giới vô gia cư với phụ nữ Việt Nam muốn có visa Hàn Quốc. Những kẻ môi giới này tiếp xúc với một số nam giới vô gia cư tại các nhà ga Seoul và hứa cho họ đi chơi Việt Nam miễn phí, cộng thêm tới 3 triệu won nếu đồng ý làm kết hôn giả. Các cô dâu Việt, muốn được sống và làm việc tại Hàn Quốc, phải trả từ 18.000 đến 20.000 USD. Các nam giới vô gia cư được đưa tới Việt Nam bằng máy bay để kết hôn và cặp đôi mới cưới sau đó sẽ quay lại Hàn Quốc để cưới lại trước khi cô dâu chia tay với chú rể. Chính quyền thành phố Seul đã trục xuất 20 phụ nữ Việt vì lý do kết hôn giả.

– Kết hôn giả để nhập cảnh vào Nhật Bản: Cảnh sát Nhật Bản ở Tokyo cũng từng bắt giữ một người Việt Nam vì nghi ngờ người này làm môi giới kết hôn giả giữa một người đàn ông Nhật Bản và một phụ nữ Việt Nam. Người này đã chỉ đạo một người môi giới khác ở Việt Nam làm giả giấy khai sinh để dùng cho một người Việt Nam khác nhập cảnh bất hợp pháp vào Nhật Bản. Người này đứng đầu một nhóm môi giới kết hôn giả và bị buộc tội đã môi giới ít nhất tám vụ kết hôn giả, trong mỗi vụ, người này đã nhận khoảng 39.000 USD tiền môi giới.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BFt_h%C3%B4n_gi%E1%BA%A3 )

Hệ lụy của kết hôn giả tạo

Lợi dụng hình thức định cư theo dạng đoàn tụ gia đình, nhiều người thực hiện việc kết hôn giả với người nước ngoài để nhập quốc tịch và định cư. Và đa phần trong những người này đều có mục đích là kết hôn giả để đi xuất khẩu lao động.

Kết hôn giả tạo để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch bị xử lý thế nào?
Kết hôn giả tạo để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch bị xử lý thế nào?

Hàng năm nước ta có hàng chục ngàn người đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, đã giải quyết bài toán khó khăn về việc làm, thu về số tiền rất lớn cho đất nước; nhiều nhà cao tầng đã mọc lên, xe máy, ô tô xuất hiện ngày một nhiều hơn, đường xá khang trang, đổi mới;… Do đó, nhiều người có mong muốn được ở lại nước ngoài làm việc lâu dài, từ đó, họ tìm đến con đường nhanh nhất để có thể ở lại đó là nhập tịch nước ngoài bằng việc kết hôn giả. Tuy nhiên, đi cùng với những vật chất to lớn ấy là những hệ lụy của kết hôn giả mang lại là rất lớn, bỡi lẽ:

– Trường hợp người đi xuất khẩu lao động là người đã kết hôn thì buộc phải ly hôn: Khi muốn kết hôn giả với người nước ngoài, người lao động phải ly hôn với vợ/chồng ở Việt Nam thì mới có thể đăng ký kết hôn với người nước ngoài kia hợp pháp được.

– Con sinh ra không có giấy khai sinh: Vì đã kết hôn với người nước ngoài mà khi về nước lấy chồng sinh con thì đã có tới hàng trăm đứa trẻ không thể làm giấy khai sinh. Cụ thể, trước khi đi xuất khẩu lao động, người lao động thường làm việc với một bên môi giới để tìm người kết hôn giả và bên môi giới nói rằng cứ đi khoảng 2- 3 năm họ sẽ ly dị cho mình. Nhưng đến hạn bên môi giới lại nói rằng đường dây bị lộ rồi chưa làm được, họ trốn không ra mặt, vì vậy khi hết thời gian lao động nhưng người lao động vẫn chưa thể ly dị được với người chồng nước ngoài. Do đó, khi trở về Việt Nam để lấy chồng sinh con, người vợ/chồng chưa làm thủ tục ly hôn nên không thể đăng ký kết hôn lại được, từ đó không làm được giấy khai sinh cho con.

>> Xem thêm: Lừa dối kết hôn là gì? Ai được quyền yêu cầu hủy kết hôn do bị lừa dối?

Chế tài xử lí vi phạm kết hôn giả tạo theo pháp luật hiện nay như thế nào?

Về xử lý hành chính:

Theo điểm d, khoản 2, Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã nêu rõ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Ngoài mức phạt tiền, cá nhân vi phạm còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kết hôn giả tạo.

Ngoài ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.

Về xử lý kỉ luật:

– Đối với người vi phạm là công chức, viên chức, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình (trong đó có việc kết hôn giả tạo) thì sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

– Đối với công chức: Tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức.

– Đối với viên chức: Cũng tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

Về xử lý kỷ luật đảng:

Căn cứ Điều 24 Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành TW Đảng quy định về vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình, tùy từng trường hợp, mức độ, hậu quả vi phạm mà đảng viên có thể bị xử lý kỉ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về “Kết hôn giả tạo để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch bị xử lý thế nào?”. Hy vọng qua bài viết này quý độc giả đã hiểu hơn về vấn đề liên quan tới việc kết hôn giả tạo. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ.

3/5 - (2 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00