090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Thu hồi đất là gì? Thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất thường xuất hiện trong trường hợp sắp có một dự án được triển khai. Phổ biến là các công trình cầu đường, sân bay, các công trình công cộng, khu công nghiệp. Vậy thu hồi đất là gì? Nhà nước thu hồi đất trong những trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi đất là ai? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Thu hồi đất là gì?

Thu hồi đất được hiểu là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất do vi phạm pháp luật về đất đai. (Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Thu hồi đất là gì? Thu hồi đất trong những trường hợp nào?
Thu hồi đất là gì? Thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Nhà nước thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại các Điều 61, 63, 65 Luật Đất đai 2013 có thể hiện rõ các trường hợp Nhà nước được quyền thu hồi đất. Dưới đây là các trường hợp cụ thể mà Nhà nước được quyền thu hồi đất của người sử dụng đất như sau:

Thu hồi đất vì mục đích liên quan đến quốc gia, an ninh, quốc phòng

Việc thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng được xác định là Nhà nước thu hồi để thực hiện việc xây dựng, tạo dựng các công trình an ninh quốc phòng. Được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Đất đai 2013, gồm những trường hợp sau đây:

– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

– Xây dựng căn cứ quân sự;

– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng ga, cảng quân sự;

– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi huỷ vũ khí;

– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

(*) Ví dụ: Người sử dụng đất cạnh khu quân sự, tuy nhiên mục đích xây dựng căn cứ quân sự thì Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất.

>> Xem thêm: 4 trường hợp thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất

Người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai

Người sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai được quy định tại Điều 63 Luật Đất đai 2013. Các trường hợp cụ thể như sau :

– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

– Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất;

– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

– Đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường do bất khả kháng.

(*) Ví dụ: Người sử dụng đất có hành vi múc, xới, đào đất,… làm biến dạng địa hình đất, làm suy giảm khả năng sử dụng đất thì trong trường hợp này đất sẽ bị Nhà nước thu hồi đất.

>> Xem thêm: Thực trạng và vai trò của chính sách đất đai hiện nay

Người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất, đất gây đe dọa tính mạng con người, người dân tự nguyện trả lại đất

Người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất, gây đe doạ tính mạng con người, người dân tự nguyện trả lại đất được quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2013 với các nội dung như sau:

– Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc  từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hằng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

– Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

– Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

– Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe doạ tính mạng con người;

– Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe doạ tính mạng con người.

(*) Ví dụ: Người sử đất sống ở những nơi đồi núi, đèo mà có hiện tượng sạt lở có nguy cơ đe doạ tính mạng con người thì Nhà nước sẽ thực hiện việc thu hồi đất.

Tóm lại, không phải trong mọi trường hợp thì Nhà nước đều có thẩm quyền thu hồi đất của người sử dụng đất. Muốn thu hồi đất thì cần phải tuân theo các quy định của Luật Đất đai.

Thẩm quyền thu hồi đất

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất thuộc về UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh. Và trong từng trường hợp cụ thể, thẩm quyền thu hồi đất của hai cơ quan này khác nhau.

Thẩm quyền thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013, quy định về thẩm quyền của UBND cấp huyện như sau:

– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 của Luật này.

Thẩm quyền thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Khác với thẩm quyền thu hồi đất của UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh thu hồi đất trong những trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật này thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp Nhà nước đều có thẩm quyền thu hồi đất. Phải trong trường hợp luật định thì việc thu hồi đất mới được tiến hành.

Bài viết trên là nội dung mà Luật Nguyễn Hưng muốn chia sẻ về “Thu hồi đất là gì? Thu hồi đất trong những trường hợp nào?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin và kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00